Người bị rối loạn giấc ngủ nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn giấc ngủ nên ăn gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ và đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất? Đây là câu hỏi được nhiều người mắc chứng rối loạn giấc ngủ quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với luyện tập và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, biểu hiện và một số thực phẩm cần thiết người bị rối loạn giấc ngủ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Mời bạn cùng tham khảo.

1. Rối loạn giấc ngủ gồm mấy loại?

1.1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Người trưởng thành thông thường ngủ khoảng 7-9 tiếng/ngày, đêm thường đi tiểu khoảng 1 lần, cũng có những người ngủ thông đêm không cần đi tiểu. Đây là đồng hồ sinh học của một người bình thường.

Giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích tốt đến sức khỏe, đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày. Bên cạnh đó, giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp lại thông tin theo hệ thống và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn tốt hơn.

Tuy nhiên, với áp lực cuộc sống hiện đại, những lo âu, bận rộn, các bệnh lý đang mắc phải có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đây là hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình ngủ hoặc xảy ra ở giai đoạn ngưỡng giữa thức và ngủ.

1.2 Các loại rối loạn giấc ngủ chính

– Rối loạn giấc ngủ tiên phát: có thể mất ngủ hoặc ngủ nhiều

– Rối loạn giấc ngủ thứ phát: là mất ngủ hoặc ngủ nhiều do tổn thương bệnh lý

– Rối loạn cận giấc ngủ: là các hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc ở giai đoạn chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái đánh thức

ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

2. Biểu hiện rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ dễ nhận thấy nhất đó là thời lượng giấc ngủ bị giảm đáng kể. Có người chỉ có thể ngủ 3-4 tiếng/ngày, thậm chí có trường hợp thức trắng đêm. Họ sẽ khó đi vào giấc ngủ bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng như: không gian phòng ngủ, âm thanh, ánh sáng,…

Ngoài ra, tỉnh giấc vào ban đêm hay thức dậy sớm, khó ngủ trở lại cũng là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Điều này có thể là do 2 nguyên nhân chính sau gây ra:

– Gặp ác mộng: là những giấc mơ gây lo lắng, làm gián đoạn quá trình ngủ, khiến họ bị tỉnh giấc nhiều lần. Khi tỉnh giấc kèm theo cảm giác lo âu, sợ hãi và ám ảnh như thật.

– Mộng du: là những hành vi phức tạp diễn ra trong khoảng thời gian ngủ mà chính bản thân họ không hay biết gì như mặc quần áo, la hét, nói chuyện, đi lại,….Sau đó họ vẫn quay trở lại giường ngủ tiếp và không có kí ức về những hành động đó.

Chất lượng giấc ngủ tốt hay không sẽ thể hiện qua tình trạng cơ thể vào ngày hôm sau. Nếu bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, hoạt động chậm chạp hơn hay ngáp vặt và khó có thể tập trung vào làm việc/học tập. Nghiêm trọng hơn có thể kéo theo cảm giác lo âu kéo dài, ức chế về mặt cảm xúc, không có khả năng chế ngự được sự cáu gắt và thậm chí là trầm cảm.

3. Những thực phẩm dành cho người bị rối loạn giấc ngủ

Có phải bạn đang nóng lòng muốn biết rối loạn giấc ngủ nên ăn gì? Sau đây là những thực phẩm mà người bị rối loạn giấc ngủ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình:

3.1 Thực phẩm giàu protein, ít chất béo

Các món ăn giàu protein, ít chất béo nên được bổ sung trong thực đơn bữa tối bởi có thể cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Chẳng hạn như: thịt gà, phô mai, cá, sữa chua và trứng.

Các loại thực phẩm này đều chứa L-tryptophan, một axit thiết yếu mà cơ thể sử dụng để tạo ra niacin hoặc vitamin B3, sau đó giúp sản xuất hóa chất serotonin và hormone melatonin – cả 2 đều có liên quan đến giấc ngủ. Ngoài ra, đừng quên bổ sung các loại rau xanh, giàu chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu và ngủ được sâu giấc hơn.

rối loạn giấc ngủ nên ăn gì

Rối loạn giấc ngủ nên ăn gì? Thực phẩm giàu protein, ít chất béo như gà tây, trứng, cá,..rất tốt cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3.2 Các loại hạt dinh dưỡng

Hạt hạnh nhân, mắc ca, hạt óc chó,…là những cái tên nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nếu muốn cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Bởi các loại hạt này cung cấp một lượng hormone melatonin – với vai trò là điều chỉnh chế độ sinh học và báo hiệu thời gian khi nào cơ thể cần chuẩn bị cho giấc ngủ.

Không những thế, bổ sung đều đặn còn giúp xoa dịu căng thẳng, tinh thần nhẹ nhàng thư thái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

3.3 Quả kiwi

Để có một giấc ngủ trọn vẹn, không gián đoạn thì cơ thể cũng cần được bổ sung một số vi chất dinh dưỡng. Có thể kế đến như: vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, magiê, kẽm và tryptophan.

Kiwi là loại trái cây cực kỳ có lợi đối với người bị rối loạn giấc ngủ. Kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Ăn kiwi trước khi đi ngủ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho giấc ngủ được sâu giấc và đảm bảo hơn.

trái cây có tốt cho giấc ngủ không

Rối loạn giấc ngủ nên ăn gì? Nên ăn kiwi trước khi ngủ ít nhất 30 phút để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cần lưu ý rằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất cần thiết giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý, nhưng trước hết bạn cần thăm khám với bác sĩ nội thần kinh để tìm nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bên cạnh đó cần kết hợp với một chế độ luyện tập, thư giãn hợp lý. Điều này bạn có thể nhận được sau khi thăm khám với bác sĩ, nhưng tư vấn hữu ích từ chuyên gia là cách tốt nhất để bạn cải thiện tình trạng bệnh lý của mình một cách an toàn và hiệu quả.

4. Các biện pháp khác

4.1 Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được đánh giá có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ do có thành phần apigenin – một chất chống oxy hóa có khả năng liên kết với các thụ thể ở trong não, làm dịu tinh thần và giảm lo lắng, giúp cơ thể thư giãn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Bạn nên sử dụng trà hoa cúc trước khi ngủ ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể thư giãn hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

4.2 Ngâm chân

Việc ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tinh thần thư giãn và thoải mái giúp cơ thể ngủ ngon hơn.

4.3 Đi khám nội thần kinh thường xuyên

Nếu có dấu hiệu mất ngủ, ngủ chập chờn kéo dài không cải thiện, bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm đúng nguyên nhân, có biện pháp điều trị, cải thiện kịp thời và hiệu quả. Mất ngủ quá lâu sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy nhược, sức khỏe ngày càng bị “bào mòn”, kéo theo hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác.

rối loạn giấc ngủ nên làm gì?

Nếu bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, bạn nên đi kiểm tra để biết được nguyên nhân và cách thức điều trị

Trên đây những thông tin về chứng rối loạn giấc ngủ và những thực phẩm người bị rối loạn giấc ngủ nên sử dụng. Hi vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi rối loạn giấc ngủ nên ăn gì. Tuy nhiên đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo. Để xây dựng được thực đơn tốt chất cho mình, bạn nên đi khám để được các chuyên khoa nội thần kinh tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital