Rối loạn giấc ngủ và thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ

Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính, do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông tin về triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hội chứng này sẽ có ở bài viết sau đây của Thu Cúc TCI.

1. Phân loại các loại rối loạn giấc ngủ

Trong các loại rối loạn giấc ngủ, dưới đây là một số dạng bệnh mà nhiều người thường mắc phải:

1.1. Mất ngủ, khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ ban đêm, kéo dài, lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Những người mất ngủ thường buồn ngủ vào ban ngày nhưng khó ngủ, trằn trọc vào ban đêm.

Những người bị mất ngủ ít nhất 3 lần/tuần và diễn ra ít nhất 3 tháng được xem là mất ngủ mạn tính.

1.2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh tắc nghẽn đường thở trên khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh ngưng thở nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Giống như các chứng rối loạn khác, chứng ngưng thở làm người bệnh:

– Buồn ngủ quá mức

– Mệt mỏi

– Uể oải

– Suy giảm nhận thức

1.3. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ làm người bệnh mệt mỏi quá mức vào ban ngày mặc dù đã ngủ nhiều đêm hôm trước. Tình trạng này khiến bạn luôn buồn ngủ và ngủ gà ngủ gật trong ngày.

Rối loạn giấc ngủ có biểu hiện ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Luôn trong tình trạng buồn ngủ, uể oải là triệu chứng chất lượng giấc ngủ suy giảm

1.4. Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một loại rối loạn vận động có mối liên hệ đến giấc ngủ. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sau:

– Ngứa ngáy, đau nhói ở chân

– Cảm giác muốn di chuyển trong khi ngủ

– Cảm thấy châm chích ở tay và một số bộ phận khác

Tình trạng này khiến giấc ngủ người bệnh không trọn vẹn, bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

1.5. Bệnh mất ngủ giả

Mất ngủ giả là tình trạng khá phổ biến, người bệnh có thể gặp những hành vi bất thường trước khi ngủ hoặc trong giấc ngủ bao gồm:

– Mộng du

– Nói chuyện trong lúc ngủ

– Gặp ác mộng

– Tè dầm

Những biểu hiện này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn và đôi khi ở người lớn.

2. Nguyên nhân khiến giấc ngủ rối loạn bạn cần biết

2.1. Đang gặp phải các tình trạng bệnh lý

Người bị dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp hay gặp các vấn đề hô hấp thường gặp phải các triệu chứng khó thở, thở khò khè. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh không thể ngủ sâu, ngủ tròn giấc.

Người mắc các bệnh lý sau đây cũng khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu như:

– Bệnh tim mạch

– Bệnh phổi

– Bệnh dạ dày

2.2. Đi tiểu đêm thường xuyên

Nguyên nhân khiến giấc ngủ bị rối loạn có thể bạn uống nhiều nước, ăn nhiều canh trước khi ngủ dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn giấc ngủ. Người mất cân bằng nội tiết tố, mắc bệnh lý đường tiết niệu, thận cũng có triệu chứng tiểu đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

2.3. Các cơn đau mạn tính

Các cơn đau liên tục có thể làm bạn khó ngủ, mất ngủ, thức giấc giữa đêm. Một số nguyên nhân gây nên các đơn đau kéo dài gồm:

– Viêm khớp

– Đau nửa đầu

– Đau lưng

2.4. Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo lắng cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Tình trạng này khiến đầu óc ức chế, khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được.

Bên cạnh đó, người bị căng thẳng, lo lắng cũng có nguy cơ cao gặp ác mộng, làm chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Căng thẳng, áp lực trong công việc khiến rối loạn giấc ngủ

Căng thẳng, áp lực trong công việc khiến đầu óc khó thư giãn, mất nhiều thời gian đi vào giấc ngủ

2.5. Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn giấc ngủ

Một số loại thuốc điều trị cũng là nguyên nhân làm giấc ngủ rối loạn, ví dụ như khiến bạn ngủ nhiều hơn bình thường hoặc mất ngủ.

2.6. Di truyền

Các nghiên cứu cho thấy nếu thành viên trong gia đình bị khó ngủ, mất ngủ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.

2.7. Các yếu tố khác

Một số yếu tố có thể góp phần gây ra các vấn đề bất thường của giấc ngủ như:

– Thường xuyên làm ca đêm.

– Jet lag: tình trạng giấc ngủ do di chuyển nhanh qua các múi giờ khác, cơ thể chưa thích nghi được.

– Sinh hoạt, làm việc, ăn uống thiếu lành mạnh.

– Thường xuyên hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích.

3. Giấc ngủ rối loạn ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?

Mất ngủ kéo dài khiến tinh thần uể oải, lâu dần gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như sức khỏe:

– Giảm trí nhớ

– Khó tập trung

– Giảm khả năng, kết quả lao động, học tập

Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ góp làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như:

– Tăng huyết áp

Suy tim

Thiếu máu cơ tim

Rối loạn nhịp tim

– Đột tử

Đột quỵ não

Bạn nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và tìm ra nguyên nhân khi có các triệu chứng sau đây:

– Triệu chứng giấc ngủ rối loạn kéo dài, ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, làm ảnh hưởng đến công việc, khiến việc tham gia giao thông mất an toàn.

– Người xung quanh thấy bạn thở hổn hển, nghẹt thở, ngưng thở khi ngủ.

– Bạn ngủ quên vào những thời điểm không thích hợp, lúc đang sinh hoạt như ăn uống, tắm, …

Thăm khám sớm để cùng tìm ra nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

Thăm khám sớm để cùng tìm ra nguyên nhân và có phương án xử trí sớm, nâng cao chất lượng cuộc sống

4. Tìm hiểu cách khắc phục tình trạng giấc ngủ rối loạn

Điều người bệnh nên làm là tới chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Cách điều trị phổ biến cho tình trạng này là sử dụng thuốc kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Việc điều trị rối loạn giấc ngủ cần kiên trì, nghiêm túc tuân thủ các lưu ý của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ, ví dụ như:

– Thư giãn, dùng các loại trà thảo mộc để giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

– Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút để khí huyết lưu thông.

– Massage cơ thể, tập trung chủ yếu ở phần cổ – vai – gáy để tạo cảm giác thoải mái.

– Tập thể dục, vận động 30 phút mỗi ngày, tránh tập sát giờ ngủ,

– Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tạo không gian yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, ngủ nhiều quá mức, … bạn nên thăm khám để tìm đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital