Mất ngủ tiểu đêm là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi. Đây có thể là do các nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ gây tổn thương hệ bài tiết, chức năng sinh sản, hệ thần kinh căng thẳng, suy giảm sức khỏe, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết để biết mất ngủ tiểu đêm nguyên nhân do bệnh gì và giải pháp như thế nào, ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Mất ngủ tiểu đêm do nguyên nhân sinh lý
Mất ngủ khi bị tiểu đêm có thể do nguyên nhân sinh lý, trong đó tuổi tác là một trong những yếu tố hàng đầu. Theo thực tế, những người cao tuổi thường bị tiểu đêm nhiều lần và gián đoạn giấc ngủ.
Điều này được lý giải là do: sự tác động của quá trình lão hóa đã khiến chức năng bài tiết suy giảm, tần suất đi tiểu của mỗi người cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, tình trạng đi tiểu đêm gây mất ngủ có thể do các yếu tố sinh lý như:
– Uống quá nhiều nước, rượu, bia, đồ uống có chứa caffein trước khi đi ngủ, khiến cơ thể dự trữ quá nhiều chất lỏng, kích thích bàng quang và các cơ quan khiến bạn dễ mất ngủ và đi tiểu nhiều lần.
– Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc có thể do bạn ăn quá no vào buổi tối khiến cơ thể cảm thấy khó chịu điều này ảnh hưởng tới chức năng dạ dày cũng như hệ thống bài tiết.
– Việc sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa kali, thiazide có thể có tác dụng phụ gây tiểu nhiều, mất ngủ.
Mất ngủ tiểu đêm do nguyên nhân sinh lý thường ít hại và có thể thay đổi được nếu như bạn chú ý kiêng khem. Nhưng nếu chủ quan kéo dài dễ dẫn tới mất ngủ mạn tính, thói quen tiểu đêm thường xuyên và sau đó kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu có thói quen trên bạn nên từ bỏ từ ngay hôm nay.
2. Mất ngủ tiểu đêm do bệnh gì?
Bên cạnh các yếu tố sinh lý thường ít gây hại thì mất ngủ tiểu đêm có thể do bạn đang mắc phải một trong số những bệnh lý sau đây.
2.1 Phì đại tiền liệt tuyến gây mất ngủ tiểu đêm
Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên và lớn tuổi. Khi chức năng tiền liệt tuyến bị suy giảm do bị phì đại sẽ khiến dòng chảy nước tiểu bị tắc nghẽn, thành bàng quang dày lên. Nếu như người bệnh không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả có thể gây bí tiểu (nước tiểu khó đào thải), viêm nhiễm đường sinh dục, mất ngủ tiểu đêm nhiều lần.
Hiện nay, đa số các nam giới từ trung niên cho đến lớn tuổi nếu có biểu hiện bí tiểu hoặc tiểu đêm nhiều lần đi thăm khám với các bác sĩ thường được tư vấn siêu âm ổ bụng để kiểm tra xem chức năng tiền liệt tuyến có gặp vấn đề (phì đại tiền liệt tuyến) không.
2.2 Bàng quang tăng hoạt
Đây là hiện tượng bàng quang co bóp quá mức khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu, tiểu sót (tần suất đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần thì rất ít). Cảm giác buồn tiểu phát vỡ giấc ngủ của bạn.
Ở những người thường xuyên thức khuya hoặc sử dụng quá nhiều chất kích thích có hại như bia, rượu,… thường gặp tình trạng bàng quang tăng hoạt này.
2.3 Bệnh tiểu đường gây mất ngủ tiểu đêm
Khi lượng đường dư thừa, sẽ có xu hướng theo dòng nước tiểu dịch chuyển về phía thận, khiến chức năng thận suy giảm dẫn tới buồn đi tiểu. Ngoài ra, khi lượng nước tỏng bàng quang nhiều hơn sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần gây gián đoạn giấc ngủ.
2.4 Bệnh lý ở hệ thần kinh
Hệ thần kinh cụ thể là não bộ là cơ quan tiếp nhận thông tin, chỉ huy và kiểm soát. Ở người bình thường, nếu bàng quang nhận đủ lượng nước tiểu, não bộ sẽ phát tín hiệu báo rằng bạn cần đi tiểu. Nhưng nếu hệ thần kinh gặp vấn đề (bị rối loạn do sinh lý hoặc bệnh lý nào đó ở hệ thần kinh) thì sự chỉ đạo này có thể sai (bàng quang chưa đủ nước tiểu nhưng vẫn buồn đi tiểu) và đi tiểu nhiều lần sẽ dẫn đến mất ngủ về đêm.
2.5 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Bệnh khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn, gây tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến rối loạn chức năng đường tiết niệu, cần điều trị sớm.
Nếu không điều trị sớm, tình trạng nhiễm khuẩn nặng không chỉ gây rối loạn hệ tiết niệu khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần dẫn đến mất ngủ, mà bệnh nặng làm tình trạng viêm nhiễm lan rộng kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
2.6 Rối loạn đường tiểu dưới
Khi khả năng giữ nước của bàng quang thay đổi, lúc dự trữ được ít lúc dự trữ được nhiều sẽ làm khởi phát tình trạng buồn đi vệ sinh nhiều vào ban đêm.
Một số nguyên nhân chính gây tình trạng rối loạn đường tiểu dưới đó là: tắc nghẽn niệu đạo, bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang mô kẽ, mang thai,…
3. Giải pháp cho người mất ngủ tiểu đêm
Thăm khám với bác sĩ là biện pháp tốt nhất mà người bị mất ngủ, tiểu đêm nên áp dụng. Bởi việc kiểm tra với bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn nhận diện được tình trạng bệnh, nguyên nhân, loại trừ các bệnh lý khác có liên quan hoặc có triệu chứng tương tự.
Sau khi thăm khám xong bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện cho hợp lý.
Việc tự ý chẩn đoán bệnh rồi sau đó mua thuốc, hay nghe theo lời khuyên hoặc lời truyền miệng của người khác, có thể đúng nhưng cũng có thể gặp phải một số rủi ro sau đây:
– “Bắt” sai bệnh
– Uống nhầm thuốc
– Lạm dụng thuốc
– Tốt kém thời gian, chi phí, hại sức khỏe mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Thu Cúc TCI có Khoa khám bệnh với nhiều chuyên khoa sâu như: nội thần kinh, nội tiết, tim mạch, cơ xương khớp, gan mật,… Quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi trong nhiều lĩnh vực, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Thu Cúc TCI còn sở hữu hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp quá trình chẩn đoán bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn. Khi đến với Thu Cúc TCI bạn yên tâm về chất lượng phục vụ của các nhân viên y tế: thân thiện, tận tình và chu đáo.