Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ có nhiều cảm giác mệt mỏi và lo lắng quá. Mẹ không biết tình trạng này có gây ra nguy hiểm gì đến thai nhi không và làm sao để khắc phục một cách nhanh nhất. Trong bài viết này Thu Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ tìm hiểu điều đó. Tham khảo ngay nhé!

1. Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều mẹ bầu. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này là mẹ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, mẹ ngủ không sâu giấc, hay thức dậy giữa đêm, thức dậy rồi khó đi vào giấc ngủ lại, dậy sớm, ban ngày mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái buồn ngủ,….

Biểu hiện thường thấy của mất ngủ là mẹ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, mẹ ngủ không sâu giấc, hay thức dậy giữa đêm

Biểu hiện thường thấy của mất ngủ là mẹ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, mẹ ngủ không sâu giấc, hay thức dậy giữa đêm

Nguyên nhân mẹ bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ được lý giải là do:

– Thời điểm này hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động yếu và kém hiệu quả hơn bình thường cho nên mẹ hay bị khó tiêu, ợ hơi, ợ chua và dẫn đến mất ngủ.

– Trong 3 tháng cuối thai kỳ thai phát triển nhanh, kích thước thai gia tăng chèn ép lên các cơ quan của mẹ gây ra các vấn đề về tiêu hóa làm giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng.

– Em bé lớn làm hạn chế cử động của cơ hoành, từ đó khiến mẹ khó thở hơn. Việc khó thở khiến mẹ phải hít thở sâu thật nhiều và ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, thai nhi lớn cũng chèn ép lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu liên tục, mẹ phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, từ đó giấc ngủ bị ảnh hưởng.

– Do mẹ không tìm được tư thế ngủ phù hợp, mẹ cảm thấy không thoải mái, dễ mỏi người khiến giấc ngủ chập chờn không sâu giấc.

– Do tâm lý mẹ bị căng thẳng, lo lắng, mẹ suy nghĩ nhiều và không ngủ được.

– Do thai nhi cử động nhiều về đêm.

– Ngoài ra, mẹ bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như mẹ bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi đau nhức do mang thai, mẹ bị đói, cơ thể thiếu hủ chất  dinh dưỡng,…

2. Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé?

Chất lượng giấc ngủ tốt vô cùng quan trọng với mẹ bầu bởi đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ tái tạo, phục hồi sức khỏe sau ngày dài cùng thai nhi vận động, đồng thời giấc ngủ cũng giúp mẹ giảm stress và nâng cao sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất.

Mất ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài quá lâu.

2.1. Đối với mẹ

Những ảnh hưởng mà mẹ và có thể gặp phải khi bị mất ngủ là.

– Mẹ thường xuyên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung.

– Mẹ gặp các vấn đề về trầm cảm trước sinh và sau sinh: Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của mẹ, sự gắn kết giữa mẹ và bé và khả năng chăm sóc bé. Mẹ không ngủ đủ giấc khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, tâm lý dễ bị ảnh hưởng, dễ cáu gắt, không vui, có thể dẫn đến trầm cảm.

Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt, có thể dẫn đến trầm cảm trước và sau sinh

Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt, có thể dẫn đến trầm cảm trước và sau sinh

– Dẫn đến tình trạng khó sinh: Mất ngủ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút vì thế khi cuộc vượt cạn thực sự diễn ra mẹ không có nhiều sức lực dẫn đến khó sinh. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, mẹ bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ phải sinh mổ cao.

2.2. Đối với em bé

Tình trạng mẹ thường xuyên bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với bé.

– Bé chậm phát triển về trí não và thể chất: Việc mẹ thức khuya khiến cơ thể mẹ gia tăng hormone thùy trước tuyến yên, hormone này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi . Mẹ thường xuyên mất ngủ thai nhi sinh ra có nguy cơ cao nhẹ cân, chậm phát triển trí não và thể chất.

– Bé bị thiếu máu: Bởi khi mẹ ngủ chính là thời gian để quá trình tạo máu cho thai nhi hoạt động tốt nhất. Mẹ bị mất ngủ khiến quá trình tạo máu kém hiệu quả và bé bị thiếu máu.

– Bé sinh ra hay thức đêm, quấy khóc: Đồng hồ sinh học của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến đồng hồ sinh học của bé sau khi chào đời. Việc mẹ khó ngủ vào ban đêm có thể sẽ khiến bé sinh ra có thói quen thức đêm, quấy khóc và mẹ phải dỗ dành bé khiến cơ thể sau sinh thêm mệt mỏi.

Có thể thấy, hiện tượng mất ngủ ở bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ làm ảnh hưởng nhiều đến mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần cố gắng chăm lo cho giấc ngủ của bản thân thật tốt để tránh tình trạng mất ngủ kéo dài.

3. Biện pháp vàng giúp mẹ cải thiện giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Khi bị mất ngủ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, việc tìm ra biện pháp giúp cải thiện là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do mất ngủ.

Dưới đây là những biện pháp vàng giúp mẹ cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ.

– Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng bên trái, hai chân hơi co về phía bụng. Tư thế này giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến tử cung, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đầy đủ cho thai nhi, từ đó giúp mẹ dễ ngủ hơn.

– Nhờ chồng hoặc người thân giúp mẹ xoa bóp, massage để giảm đau nhức, mệt mỏi của cơ bắp, mẹ cảm thấy thoải mái hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Tâm lý thoải mái là rất quan trọng với giấc ngủ, mẹ hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái để có thể đi ngủ tự nhiên một cách nhanh chóng.

– Chế độ ăn uống của mẹ nên cải thiện một chút, tránh ăn no vào buổi tối, tránh gia vị cay nóng, không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, tránh đồ uống có ga, nước tăng lực,…

Đặc biệt nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ nếu tình trạng mất ngủ của mẹ kéo dài lâu ngày không đỡ, thì cách tốt nhất là mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này trong buổi khám thai định kỳ hoặc tổ chức một buổi khám riêng với bác sĩ để được tư vấn chế độ chăm sóc giấc ngủ phù hợp nhất.

Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này để được tư vấn chế độ chăm sóc giấc ngủ phù hợp nhất

Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này để được tư vấn chế độ chăm sóc giấc ngủ phù hợp nhất

Trên đây là những thông tin bổ ích về tình trạng mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Hi vọng rằng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc về chủ đề này đồng thời nắm rõ được những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Nếu như mẹ còn câu hỏi nào liên quan đến giấc ngủ khi mang thai, chế độ chăm sóc thai kỳ hay có nhu cầu thăm khám sức khỏe trong thai kỳ mẹ có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital