Viêm tai giữa ở trẻ là một trong những bệnh lý thường gặp là luôn khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng bởi bệnh kéo dài và tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vậy bệnh viêm tai giữa nguyên nhân do đâu, và cách trị viêm tai giữa như thế nào cho hiệu. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với cha mẹ về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
1.1 Khái niệm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
Tai giữa bộ phận nằm ở vùng phía sau màng nhĩ, có nhiều xương tai cực nhỏ. Trẻ bị viêm tai giữa là một dạng nhiễm trùng cấp tính ở các mô vùng giữa của tai. Bệnh thường hay xảy ra sau mỗi đợt trẻ bị viêm mũi họng. Dịch mủ do viêm nhiễm có thể làm thủng màng nhĩ rồi chảy ra ngoài tai khiến thính lực của trẻ bị giảm, từ đó gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ gồm 2 dạng chính như sau:
– Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm do bị dịch ứ đọng ở tai giữa. Nó có thể trở thành nguyên nhân chính gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ ở trẻ. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho dịch chảy liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
– Viêm tai giữa tràn dịch: Ở dạng này tai giữa sẽ có dịch nhưng lại không bị nhiễm trùng. Do bệnh thường không có triệu chứng cơ năng rõ ràng, do đó cha mẹ rất khó để nhận biết.
1.2 Viêm tai giữa ở trẻ do những nguyên nhân nào gây ra?
Do cấu trúc, chức năng và khả năng miễn dịch ở vòi nhĩ của trẻ chưa trưởng thành
– Vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn so với vòi nhĩ của người lớn. Bên cạnh đó, chúng còn nằm hơi ngang nên dịch khó thoát, vòi nhĩ của trẻ cũng hẹp hơn nên dễ bị tắc.
– Đặc biệt, amidan vòm họng của trẻ lớn hơn người lớn gây cản trở sự mở của vòi nhĩ.
Một số tác nhân khác cũng gây viêm tai giữa ở trẻ bao gồm:
– Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, dễ bị cảm lạnh, do đó nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường mũi họng cao hơn, từ đó dễ bị viêm tai giữa hơn so với người lớn.
– Trẻ sống trong môi trường độc hại, khói bụi, khói thuốc nên tỷ lệ bị viêm tai giữa cao.
– Trẻ bú bình ở tư thế nằm ngửa dễ khiến cho sữa từ bình chảy vào ống tai và tích tụ ở tai giữa. Hơn nữa, những trẻ bú bình bằng sữa công thức sẽ không có kháng thể chống lại các loại virus, vi khuẩn như trẻ bú sữa mẹ nên nguy cơ bị viêm tai giữa rất cao.
– Thời tiết lạnh, trẻ có tiền sử dị ứng thời, phấn hoa,… cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
2. Bé bị viêm tai giữa có những biểu hiện và triệu chứng như thế nào?
Bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chưa biết nói rất khó phát hiện, hầu như trẻ chỉ khóc và quấy. Đa số trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng dưới đây:
– Trẻ sốt, có thể sốt nhẹ đến sốt cao.
– Trẻ thường dùng tay kéo vành tai, xoa tai.
– Trẻ khóc, khi ngủ trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc.
– Trẻ có thể không phản ứng lại với âm thanh, hoặc giảm thính lực.
– Ống tai ngoài của trẻ có dịch hoặc mủ chảy ra. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do áp lực quá mức.
– Xuất hiện các mảng dịch đã khô đóng vảy xung quanh tai.
– Khi ấn khu vực vùng tai hoặc kéo vành tai trẻ có dấu hiệu phản ứng dữ dội.
– Trẻ ăn không ngon miệng, bỏ ăn, bú bú…
3. Mách cha mẹ cách trị viêm tai giữa cho trẻ đúng cách, an toàn
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường được chia làm 3 giai đoạn chính, đó là: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Do vậy, tùy vào biểu hiện, triệu chứng của từng giai đoạn mà bệnh viêm tai giữa sẽ có cách điều trị sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết thì chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
– Các loại vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là: Liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae, phế cầu,… do đó, cha mẹ nên cho trẻ dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
– Nếu trẻ bị viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp bằng cách trích rạch màng nhĩ kết hợp với các thuốc điều trị khác.
– Nếu trẻ bị viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy lúc này màng nhĩ bị thủng. Do đó, giai đoạn này, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ điều trị bằng cách làm thuốc tai.
– Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, mất thính lực ở trẻ, viêm não, viêm màng não… Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa. Tuyệt đối cha mẹ không tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ tại nhà, bởi việc này có thể gây ra các biến chứng nặng nề và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
– Cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để việc điều trị được triệt để, hiệu quả.
Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu cha mẹ chủ quan, không theo dõi và phát hiện, điều trị sớm bệnh sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Do đó, cha mẹ hãy chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về bệnh, nắm rõ các biểu hiện để từ đó có cách trị viêm tai giữa hiệu quả, an toàn.