Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của cả mẹ và bé. Nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này thì cần hết sức thận trọng.Mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng thế nào
Giai đoạn đầu mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu nên rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus gây ra. Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc của các mẹ bầu về những triệu chứng bệnh thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu.
Menu xem nhanh:
1. Mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, khá nguy hiểm do tốc độ lây lan rất nhanh và biến chứng khó lường. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị mắc sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Mẹ có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đường tiêu hóa. Bệnh tiến triển nặng sẽ gây tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi dẫn tới bong nhau non, thai chết lưu, nghiêm trọng hơn là tử vong cả mẹ.
Thai nhi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc mắc dị tật.
Bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu cần:
Khi có các triệu chứng ho, sốt, viêm đường hô hấp thì cần đến bệnh viện ngay để xác định nguyên nhân.
Nếu bị sốt xuất huyết, mẹ cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, tránh ra đường để hạn chế lây lan.
Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng cho thai nhi.
Tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để khiến bệnh nặng hơn.
2. Mang thai 3 tháng đầu bị cúm
Người mẹ bị cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu có thể thai nhi bị dị tật, đặc biệt khi bị cúm Rubella. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cúm đều gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Khi bị cúm, mẹ bầu cần:
Đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Với công nghệ sàng lọc như hiện nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của trẻ để chỉ định nên giữ hay bỏ thai.
Không tự ý dùng thuốc trị cảm cúm bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể gây dị tật cho thai nhi.
Điều trị bằng các phương pháp tự nhiên như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn nhiều tỏi, nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
Nếu mẹ bầu lỡ uống thuốc trị cúm mà chưa được phép của bác sĩ thì phải dừng ngay và đến bệnh viện để được khám, tư vấn kịp thời.
Phòng tránh cúm cho mẹ bầu:
Mẹ bầu cần tích cực ăn hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Tránh để bị dính mưa
Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì lúc này mẹ bầu rất dễ lây.
Khi ngủ tránh nằm thẳng quạt, giữ ấm cơ thể.
Bị cúm cũng khiến mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi, vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng này, các mẹ không được tự ý dùng thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp điều trị an toàn và đến bác sĩ để kiểm tra.
3. Mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bụng
Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu bị đau bụng thì đó có thể là dấu hiệu của:
Trứng làm tổ: khi phôi bám vào niêm mạc tử cung sẽ gây ra những cơn đau lâm râm.
Do căng cơ và dây chằng: do thai nhi lớn lên làm giãn cơ và dây chằng ở tử cung.
Đau do táo bón, ốm nghén.
Những cơn đau bụng kể trên là điều bình thường. Nhưng nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì phải hết sức cẩn thận:
Đau bụng dồn dập, quặn thắt, xuất huyết âm đạo bất thường, máu có màu sẫm và loãng. Đây có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.
Đau bụng kèm đau lưng, ra những mảng huyết dày sẫm màu có thể là dấu hiệu dọa sảy thai sớm. (Cách phòng tránh sảy thai TẠI ĐÂY)
Đau quặn ở một phần bụng dưới, cơn đau có thể dữ dội hay tự giảm dần. Đây có thể cảnh báo mẹ bầu mắc khối u ở buồng trứng.
Cảm giác đau thắt ⅓ vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài thì rất có thể mẹ đang bị đau ruột thừa.
Đau ê ẩm phần bụng quanh rốn có thể là biểu hiện của bệnh ký sinh trùng đường ruột. Nếu giun chui vào ống mật hoặc ruột thừa thì cơn đau càng dữ dội hơn.
Nếu mẹ bầu bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau kéo dài liên tục kèm buồn nôn thì đó là dấu hiệu của tiền sản giật.
Đối với tất những dấu hiệu đau bên dưới, mẹ bầu cần được đưa tới bệnh viện gấp để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.
4. Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị ra máu.
Ra máu thai: khi phôi cấy vào thành tử cung có thể gây chảy máu nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất.
Ra máu sau khi quan hệ: thông thường, chuyện này không gây hại nhưng các mẹ vẫn cần rất cẩn trọng và theo dõi kỹ hơn đề phòng biến chứng.
Ra máu do sảy thai: khi mẹ bầu ra máu nhiều kèm theo đau quặn ở bụng dưới, có một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo thì rất có thể đã bị sảy thai. Trường hợp này cần đưa đi cấp cứu ngay.
Xử lý khi mang thai 3 tháng đầu ra máu:
Gần 30% phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm nhưng các mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ khi chảy máu bất thường.
Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh
Nếu ra máu kèm đau quặn bụng dưới, ra dải máu đông, choáng, ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh, mẹ bầu cần được đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
5. Mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy
Do sức đề kháng kém hơn nên mẹ bầu dễ bị tiêu chảy ở giai đoạn này. Bệnh khiến mẹ mệt mỏi, mất nước nhanh, ảnh hưởng tới dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi. Những trường hợp tiêu chảy dưới đây phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
Bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng. Lúc này có thể mẹ bầu đã mắc vi khuẩn tả hoặc virus rota và cần sự can thiệp của bác sĩ.
Tiêu chảy kèm nôn, đau bụng dữ dội, sốt, đi ra máu và có dấu hiệu mất nước.
Để phòng và điều trị tiêu chảy trong giai đoạn này, mẹ bầu nên:
Uống nhiều nước để phòng mất nước. Tránh các loại nước ngọt có ga, nước hoa quả, nước ngọt… khi đang bị tiêu chảy.
Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh những thực phẩm giàu gia vị hay quá nhiều chất béo.
Nếu tiêu chảy kèm đau bụng bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
6. Mang thai 3 tháng đầu hay bị đầy bụng
Đầy bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân là do:
Chế độ ăn uống của mẹ bầu không hợp lý, ăn nhiều món lạ, ăn số lượng lớn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Những mẹ bầu ăn nhiều đồ chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas… càng dễ bị đầy bụng.
Sự thay đổi nội tiết khi mang thai cũng khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, dẫn tới hiện tượng đầy bụng.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách:
Ngủ đúng tư thế: mẹ có thể kê gối cao, kê gối dốc ở lưng để giảm bớt khó chịu do đầy bụng gây ra.
Tránh xa thuốc lá cũng làm giảm bớt cảm giác đầy bụng.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không đi nằm ngay sau khi ăn.
Tránh ăn: thực phẩm chua, cay, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, các loại thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối…
Nên ăn: trái cây nhiều chất xơ để nhuận tràng, dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ để hỗ trợ dạ dày, dùng lá tía tô cũng giúp chữa đầy bụng, khó tiêu.
7. Mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ
Nguyên nhân bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu là:
Lo âu và căng thẳng khiến mẹ bầu bị mất ngủ.
Do ốm nghén dẫn đến mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém, mẹ không muốn ăn gì nên không ngủ ngon.
Nhịp tim tăng để bơm máu tới dạ con khiến trái tim của mẹ bầu mệt nhọc hơn và điều này ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Đau lưng, chuột rút khi mang thai thường diễn ra vào ban đêm và hành hạ giấc ngủ của mẹ bầu.
Để khắc phục tình trạng trên, mẹ bầu nên:
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin B giúp ngủ ngon.
Thường xuyên vận động giúp khí huyết lưu thông, giảm stress và mang lại cho mẹ giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Chọn tư thế ngủ phù hợp cho mẹ bầu, nằm nghiên sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao để có giấc ngủ sâu hơn.
Mẹ bầu nên có những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi trưa để giảm mệt mỏi trong thời gian thai nghén.
8. Mang thai 3 tháng đầu có nên xoa bụng?
Nhiều mẹ bầu có thói quen xoa bụng bầu, coi đây là cách âu yếm em bé. Giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi còn bé, nước ối lại nhiều nên em bé thoải mái di chuyển trong tử cung của mẹ. Xoa bụng bầu lúc này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới em bé nhưng từ tuần thứ 30 trở đi, hành động này rất nguy hiểm.
Xoa bụng bầu có thể ảnh hưởng đến ngôi thai
Gây dây rốn quấn cổ
Gây sinh non
3 trường hợp tuyệt đối không được xoa bụng:
Bà bầu bị nhau tiền đạo
Cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường
Có dấu hiệu sinh non
9. Mang thai 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều?
Đi lại giống như tập thể dục, rất tốt cho thai phụ, nhưng các mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu không nên đi bộ quá nhiều bởi nếu hoạt động quá sức thì cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn thắc mắc như mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?
Các nhà khoa học đã chia các vắc xin thành 3 nhóm:
Nhóm 1: những vắc xin hoàn toàn vô hại với thai đó là vắc xin phòng uốn ván, vắc xin chống viêm gan B, vắc xin phòng bại liệt bào chế từ những virus bất hoạt, vắc xin phòng cúm.
Nhóm 2: những vắc xin có thể tiêm trong một số hoàn cảnh như vắc xin phòng tả, vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin chống bệnh sốt vàng.
Nhóm 3: những vắc xin không dùng cho cac bà mẹ đang mang thai gồm vắc xin phòng bại liệt dạng uống của Sabin, vắc xin chống ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao.
Nhìn vào sự phân chia trên thì các mẹ bầu đã biết khi mang thai 3 tháng đầu mình được tiêm phòng gì rồi.
Nếu có điều gì bất thường trong thai kỳ, bạn nên tìm đến một cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, trợ giúp. Với trình độ chuyên môn, sự tận tình của đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã được nhiều mẹ bầu gửi trọn niềm tin trong suốt quá trình thai sản của mình. Hy vọng các mẹ sẽ có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Xem thêm
>> Những điều cần làm trước khi mang thai
> Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc