Những dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32

Tham vấn bác sĩ

Ngôi thai thuận sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của chị em được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thông thường từ tuần 32 trở đi, thai nhi đã bắt quay đầu chúc xuống dưới âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ. Vậy ngôi thai thuận tuần 32 có những dấu hiệu nhận biết gì và những lưu ý nào cho mẹ bầu giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí? Mời các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là ngôi thai thuận?

Ngôi thai thuận là thuật ngữ để chỉ tư thế của thai nhi so với tử cung của người mẹ. Trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai sẽ tiến triển và lọt ra ngoài trước. Thông thường, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, dưới 28 tuần, ngôi thai thường không cố định, được gọi là ngôi di động. Khi thai càng lớn thì ngôi thai sẽ có sự điều chỉnh tốt hơn để trẻ có thể chào đời một cách thuận lợi.

Ngôi thuận là khi thai nhi ở tư thế chúc đầu xuống âm hộ của mẹ, gáy hướng về phía bụng, mặt hướng về lưng và mông hướng về ngực của mẹ. Ngôi thai thuận sẽ giúp cho người mẹ chuyển dạ thuận lợi và an toàn. Thai nhi sẽ dễ dàng đi qua khung chậu của người mẹ trong quá trình chuyển dạ.

Ngôi thuận là khi thai nhi ở tư thế chúc đầu xuống âm hộ của mẹ, gáy hướng lên phía bụng và mông hướng về ngực của mẹ. 

Ngôi thuận là khi thai nhi ở tư thế chúc đầu xuống âm hộ của mẹ, mông hướng về ngực của mẹ

2. Dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32?

Ngôi thai đã thuận hay chưa quyết định rất lớn đến hình thức sinh nở của sản phụ. Do đó, các mẹ bầu thường lo lắng đến việc tuần 32 thai nhi đã quay đầu hay chưa? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ngôi thai ở tuần 32 đã thuận hay chưa mà các mẹ bầu có thể tham khảo:

2.1 Nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 qua cử động thai

Bên cạnh việc siêu âm, mẹ bầu cũng có thể thông qua vị trí máy và cử động của thai nhi ở trong bụng để có thể dự đoán vị trí ngôi thai và xác định ngôi thai đã thuận hay chưa. Mẹ bầu có thể cảm nhận qua việc bé đạp ở phần bụng dưới hay bụng trên là có thể dự đoán ngôi thai. Nếu con yêu đạp ở bụng trên thì có nghĩa là bé đã có thể xoay đúng vị trí và là ngôi thuận, ngược lại, nếu bé vẫn đạp ở bụng dưới thì chứng tỏ thai vẫn chưa xoay thuận.

2.2 Nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 bằng tay

Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu dự đoán thai nhi đã quay chuyển hay chưa. Để thực hiện, mẹ bầu chỉ cần nằm xuống và nhờ người thân làm theo hướng dẫn qua các bước như sau:

– Đặt hai bàn tay nhẹ nhàng và đáy tử cung và đẩy nhẹ vào bụng mẹ. Nếu thấy cứng cứng thì có thể đó chính là đầu thai nhi.

– Tiếp đó, đặt hay tay lần lượt vào hai bên trái, phải của vùng bụng. Tay phải để nguyên, tay trái sờ nắn nhẹ nhàng, sau đó đổi bên. Bước này sẽ giúp xác định lưng thai nhi nằm ở bên nào.

– Sau đó, đặt 1 tay vào vị trí đầu của thai nhi để dự đoán xem là mông hay đầu của thai nhi.

– Đặt hai tay vào vị trí đầu của thai nhi để xác định xem độ tụt của thai nhi và xác định đầu hay mông sẽ ra trước.

2.3 Nhận biết ngôi thai thuận qua siêu âm

Ở tuần 32 của thai nhi, mẹ bầu có thể hoàn toàn biết chính xác được thai nhi đã xoay đầu hay chưa nhờ vào phương pháp siêu âm. Tuần 32 cũng là mốc khám thai quan trọng giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác, phát hiện các dị tật bẩm sinh muộn của thai cũng như lượng ối, tình trạng bánh nhau của mẹ bầu…

Bên cạnh việc siêu âm, mẹ bầu cũng có thể thông qua vị trí máy và cử động của thai nhi ở trong bụng để có thể dự đoán vị trí ngôi thai thuận tuần 32

Bên cạnh việc siêu âm, mẹ bầu cũng có thể thông qua vị trí máy và cử động của thai nhi ở trong bụng để có thể dự đoán vị trí ngôi thai thuận tuần 32

3. Để thai nhi quay đầu đúng vị trí mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Để thai nhi quay đầu đúng vị trí, quá trình vượt cạn suôn sẻ và thuận lợi, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm như sau:

– Lưu ý tư thế ngồi: Khi ngồi dù là ngồi ghế hay ô tô thì mẹ bầu cũng nên để phần đầu gối thấp hơn phần hông, mẹ bầu có thể kê thêm 1 miếng đệm để đẩy phần hông lên cao hơn đầu gối. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ quá 45 phút.

– Lưu ý về tư thế nằm: Khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu chịu áp lực trọng lượng từ thai nhi đang ngày một phát triển. Mẹ bầu khi nằm nghỉ ngơi hay ngủ thì nên lưu ý nằm về phía bên trái để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, từ đó giúp thai nhi dễ dàng cử động và xoay đầu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có cũng có thể áp dụng tư thế nằm dơ chân lên cao khoảng 3 lần/ngày, duy trì mỗi lần từ 20 đến 30 phút để giúp thai nhi dễ dàng quay đầu hơn.

– Vận động nhẹ nhàng: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ưu tiên các bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe và tăng cường sức đề kháng như: yoga bầu, đi bộ, bơi lội…

– Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ: Việc khám thai, siêu âm định kỳ, đặc biệt ở tuần 32 có ý nghĩa rất quan trọng trong thai kỳ. Không chỉ giúp bác sĩ xác định thai nhi đã quay đầu thuận hay chưa mà còn giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ xác định thai nhi đã quay đầu thuận hay chưa mà còn giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Khám thai định kỳ không chỉ giúp bác sĩ xác định thai nhi đã quay đầu thuận hay chưa mà còn giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các mẹ bầu sẽ bỏ túi cho mình được nhiều kiến thức về thai kỳ, đặc biệt là dấu hiệu và lưu ý về ngôi thai thuận ở tuần 32 để từ đó có thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc, thuận lợi đón bé yêu chào đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital