Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Bệnh có thể để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến thai nhi và sản phụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh để từ đó có các biện pháp phòng tránh hiệu quả, kịp thời.

1. Tìm hiểu về viêm tiết niệu khi mang thai

1.1 Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu là gì?

Viêm đường tiết niệu bà bầu thường xuất hiện khi hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bất kỳ bộ phận nào cũng đều có thể bị viêm như: viêm ống niệu đạo, viêm bàng quang, niệu quản…

Phụ nữ khi mang thai, nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu càng cao bởi khi mang thai, tử cung của phụ nữ có xu hướng nghiêng về bên phải, gây chèn ép vào niệu quản và thận phải, gây ứ nước tại thận. Chính điều này sẽ làm cho việc kiểm soát nước tiểu trở nên khó khăn, tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

1.2 Triệu chứng của viêm tiết niệu khi mang thai là gì?

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đa phần phụ nữ khi mang bầu ở 3 tháng đầu thường không xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu nào bất thường. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu và sàng lọc trước sinh.

Tuy nhiên, ở một số thai phụ vẫn xuất hiện các triệu chứng như:

– Bụng dưới căng tức, đi tiểu nhiều hơn mức bình thường.

– Nước tiểu có màu bất thường, đôi khi kèm máu.

– Thai phụ có cảm giác đi tiểu chưa hết, tiểu rắt, tiểu buốt.

– Sốt cao, ớn lạnh, nôn nhiều.

– Đau vào thắt lưng hoặc xương sườn ở một hoặc hai bên.

Viêm tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ

Viêm tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu khá thường gặp trong thai kỳ

2. Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu do những nguyên nhân nào?

2.1 Nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai

Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu như: vi khuẩn E Coli, Chlamydia. Chúng xâm nhập, tấn công vào trong máu và đi đến hệ tiết niệu. Tại đây, với điều kiện môi trường thuận lợi, chúng sẽ di chuyển vào thận, bàng quang và gây viêm tại đó.

2.2 Các yếu tố khác gây viêm đường tiết niệu khác

– Hệ miễn dịch bị suy giảm khi có thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ phát triển sẽ phát triển để bảo vệ cho thai nhi, vì thế, người mẹ sẽ dễ mắc các bệnh lý khác do cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại.

– Hormone thay đổi

Trong thai kỳ, cơ thể của phụ nữ sẽ tiết ra nhiều loại hormone để bảo vệ cho thai nhi. Các hormone này có thể làm giãn cơ ống niệu quản, chậm tốc độ chảy của nước tiểu. Ngoài ra, nước tiểu có tính kiềm cao, ở trong niệu đạo lâu sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển.

– Sư thay đổi của cơ thể thay đổi khi mang thai

Tử cung của phụ nữ khi mang thai sẽ bắt đầu to lên, gây chèn ép vào niệu quản và bàng quang. Do đó nó sẽ gây ứ đọng nước tiểu, khiến chúng không thể đào thải hết ra ngoài. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm.

– Niệu đạo ngắn

Đây là lý do mà viêm đường tiết niệu ở phụ nữ dễ gặp hơn ở nam giới. Bệnh thường xuất hiện khi vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, gây viêm nhiễm.

Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu như: vi khuẩn E Coli, Chlamydia.

Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu

3. Các biến chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Nguy cơ nhiễm độc thai, huyết áp cao, tiền sản giật, suy thận cấp, viêm thận cấp…

– Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

4. Bị viêm tiết niệu mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Để bảo vệ sức khỏe và thai kỳ, thai phụ cần chú ý tới các biện pháp để phòng bệnh như sau:

– Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, điều này sẽ làm loãng nước tiểu, vi khuẩn sẽ được nhanh chóng đưa ra khỏi cơ thể.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Nên bổ sung sữa chua có chữa probiotic để tăng đề kháng cho cơ thể và hoa quả giàu vitamin C.

– Tuyệt đối không nhịn đi tiểu, vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm.

– Thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện kịp thời các bất thường của cơ thể để từ đó có phác đồ điều trị kịp thời. Mẹ cầu cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng và hệ lụy không mong muốn.

Mẹ cầu cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng và hệ lụy không mong muốn. 

Mẹ cầu cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi bị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp các sản phụ có thêm thật nhiều kiến thức về bệnh viêm đường tiết niệu đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ để từ đó có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai kỳ một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital