Lưu ý để thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
...

Đột quỵ não là tình trạng cấp cứu, có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ có ý nghĩa quan trọng. Từ đó, mỗi người có phương án ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe phù hợp, hiệu quả.

1. Ý nghĩa của việc thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ

1.1. Tìm hiểu về đột quỵ não

Đột quỵ não là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, xảy ra khi máu mang oxy không thể lên não do cục máu đông, mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu hoặc khiến mạch máu vỡ ra. Tế bào não thiếu hụt oxy và bắt đầu chết dần, tình trạng này gây ra một số biến chứng như:

– Giảm sút trí nhớ

– Rối loạn ngôn ngữ

– Ăn uống dễ bị sặc, nghẹn

– Mất hoặc giảm chức năng vận động, di chuyển

– Liệt nửa người hoặc cả người

– Sống thực vật

– Tử vong

Đột quỵ có 2 loại chính bao gồm:

– Đột quỵ thiếu máu cục bộ (đột quỵ nhồi máu não)

– Đột quỵ xuất huyết

Bên cạnh đó, tình trạng TIA – cơn thiếu máu não thoáng qua, giống như đột quỵ nhồi máu não nhưng đây chỉ là cơn tắc nghẽn tạm thời và hồi phục trong 24 giờ.

Thực hiện tầm soát đột quỵ cần thực hiện càng sớm càng tốt

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm khi gây ra nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe con người

1.2. Vì sao cần thực hiện tầm soát đột quỵ sớm?

Đột quỵ đứng đầu trong nhóm nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ 3 trong nhóm nguyên nhân gây tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc đột quỵ và tử vong do đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách ăn uống, sinh hoạt điều độ và thăm khám sức khỏe định kỳ. Để dự phòng nguy cơ, chuyên gia khuyến khích tất cả mọi người, nhất là người trên 45 tuổi nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ càng sớm càng tốt.

Tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ tập trung vào nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ bao gồm:

– Rối loạn lipid máu

– Tiểu đường

– Tăng huyết áp

– Bệnh tim mạch

– Bệnh lý mạch máu não

Sau khi tầm soát, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp. Nếu bạn mắc các bệnh lý, bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị cũng như lên kế hoạch theo dõi để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

2. Những ai nên tầm soát đột quỵ?

Ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ nhưng những người có các đặc điểm sau thuộc nhóm nguy cơ cao hơn nên chủ động tầm soát đột quỵ:

– Người từng bị đột quỵ

– Người thừa cân, béo phì

– Huyết áp cao

– Rối loạn lipid máu

– Cholesterol máu cao

– Mắc các bệnh tim mạch

– Mắc các bệnh dị dạng mạch máu não

– Tiểu đường

– Lối sống thiếu lành mạnh: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích trong thời gian dài, ít hoặc không vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, uống nhiều rượu bia, …

– Từng gặp chấn thương ở vùng đầu cổ

– Đang uống thuốc tránh thai

Với những người từng bị đột quỵ thì rủi ro tái phát những lần sau đặc biệt cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, với những người thuộc nhóm này cần thực hiện tầm soát để tìm hiểu nguyên nhân làm vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có phương án điều trị và theo dõi, hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ não xảy ra thêm lần nữa.

Người có huyết áp cao nên thực hiện tầm soát đột quỵ định kỳ

Người có huyết áp cao, thay đổi bất thường nên tầm soát để kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ

3. Tìm hiểu mục tiêu tầm soát đột quỵ

Đột quỵ không loại trừ một ai, nhưng chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên tầm soát để phát hiện và xử lý yếu tố bất thường, hạn chế khả năng đột quỵ xảy ra ở mức thấp nhất. Theo chuyên gia tại Thu Cúc TCI, mục tiêu tầm soát đột quỵ bao gồm:

3.1. Kiểm soát, theo dõi, điều trị bệnh mạn tính

Các bệnh lý mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ não:

– Điều trị tăng huyết áp

– Phát hiện sớm và điều trị nhóm bệnh tim mạch

– Điều trị tiểu đường

– Điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ

– Điều trị hẹp động mạch chủ

– Điều trị tình trạng chống kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông

3.2. Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt và ăn uống

– Cai thuốc lá

– Cai rượu

– Hạn chế stress, lo âu

– Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (giảm muối, giảm đường, giảm chất béo xấu)

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp (dựa theo chỉ số BMI)

– Tập thể dục, vận động thường xuyên (nên duy trì 30 phút mỗi ngày)

3.3. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát đột quỵ

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phù hợp. Nếu được bác sĩ kê toa, người bệnh cần tuân thủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3.4. Thực hiện tầm soát đột quỵ tần suất phù hợp như thế nào?

Đối với những người từng bị đột quỵ, người bệnh nên thực hiện tầm soát đột quỵ với tần suất 3-6 tháng/lần. Người bệnh cần theo dõi định kỳ, uống thuốc nếu cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với người chưa từng bị đột quỵ, tốt nhất nên đi tầm soát đột quỵ định kỳ 1 năm 1 lần, nhất là với những cao tuổi hoặc thuộc nhóm các yếu tố nguy cơ kể trên. Bên cạnh đó, mỗi người cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dưỡng chất và tăng cường vận động mỗi ngày.

Thực hiện tầm soát đột quỵ vô cùng cần thiết vì bệnh không loại trừ bất kỳ ai

Ai cũng nên tầm soát đột quỵ vì căn bệnh này không loại trừ bất cứ ai

Mỗi năm, Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ trong đó số ca tử vong lên đến 50%. Nếu sống sót sau cơn đột quỵ, di chứng để lại rất nặng nề. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức về bệnh cũng như chủ động trong tầm soát đột quỵ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital