Người có nguy cơ đột quỵ cao và cách xử trí an toàn

Tham vấn bác sĩ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) khác với các loại bệnh khác, nó thường xảy ra đột ngột và không có triệu chứng kéo dài. Mỗi người nên nhận biết nguy cơ đột quỵ cũng như triệu chứng cảnh báo để có cách xử trí phù hợp.

1. Dấu hiệu đột quỵ ai cũng cần biết để xử trí phù hợp

1.1. Dấu hiệu ở mặt

Khi cơn đột quỵ sắp diễn ra, mặt sẽ có biểu hiện:

– Mất cân xứng

– Miệng méo

– Nhân trung lệch

Dấu hiệu của đột quỵ rõ ràng khi người bệnh nói, cười.

1.2. Dấu hiệu thị lực

Thị lực giảm, không nhìn rõ xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh về mắt khác.

Chớ chủ quan nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao

Chớ chủ quan khi đột nhiên bạn không nhìn rõ, mắt mờ kèm theo đau đầu dữ dội

1.3. Dấu hiệu qua giọng nói

Nhiều người bị đột quỵ thường đối mặt với những thay đổi bất thường ở giọng nói. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm. Tê cứng môi lưỡi, khó mở miệng, khó phát âm, khó nói hoặc nói không rõ chữ là những tình trạng có thể xảy ra.

1.4. Dấu hiệu liên quan đến tay và chân

Bao gồm cảm giác tê mỏi ở tay hoặc chân, khó cử động, khó thực hiện thao tác hoặc thậm chí tê liệt một bên.

1.5. Dấu hiệu về sức khỏe thần kinh

Đau đầu dữ dội thường xuất hiện ở người bệnh, có thể kèm theo chóng mặt và buồn nôn.

1.6. Dấu hiệu ở nhận thức

Người bệnh bị rối loạn trí nhớ, biểu hiện bằng:

– Không nhớ bất kỳ sự việc nào đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định

– Thay đổi nhận thức

– Không nhận thức được

– Khó diễn đạt

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và có cách xử trí phù hợp.

2. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ có thể điều chỉnh được như sau:

2.1. Tăng huyết áp

Đây không chỉ là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ mà còn là một yếu tố nguy cơ. Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ xuất huyết não. Do đó, đi khám bác sĩ và lập kế hoạch kiểm soát huyết áp là rất quan trọng nếu bạn bị tăng huyết áp.

2.2. Nguy cơ đột quỵ bao gồm hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích

Hút thuốc lá làm cho động mạch bị xơ vữa, đặc biệt là động mạch cảnh, động mạch chính cung cấp máu cho não bộ. Nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ thiếu máu não là tắc nghẽn động mạch này. Hơn nữa, thuốc lá có chứa nicotin làm tăng huyết áp và khói thuốc chứa CO làm giảm lượng oxy cung cấp cho não. Khói thuốc cũng làm máu đặc hơn và làm tăng nguy cơ xảy ra huyết khối.

Điều trị cai thuốc lá đòi hỏi sự hợp tác giữa các chuyên gia điều trị, bệnh nhân và gia đình. Cai thuốc lá cũng làm giảm nguy cơ ung thư phổi và các bệnh tim mạch khác ở bất kỳ tuổi nào.

2.3. Bệnh tim mạch nguy hiểm

Bệnh mạch vành, van tim và rối loạn nhịp tim có thể gây tắc nghẽn mạch máu não do cục máu đông. Xơ vữa động mạch là một trong những bệnh lý mạch máu thường gặp nhất. Điều này xảy ra khi các hạt chất béo đóng dày lên thành mạch, khiến mạch máu trở nên xơ cứng, giảm độ đàn hồi và hẹp lại. Để ngăn ngừa huyết khối, các bệnh lý tim mạch này phải được điều trị bằng thuốc bởi các chuyên gia.

2.4. Dấu hiệu cảnh báo hoặc tiền sử đột quỵ trước đây

Cơn thiếu máu não thoáng qua, hay còn gọi là cơn TIA, là dấu hiệu thường xuyên nhất cho thấy rằng bạn có thể bị đột quỵ. Người bệnh vẫn cần được can thiệp y tế ngay sau khi TIA kết thúc.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ trong quá khứ, việc ngăn ngừa tái phát đột quỵ là rất quan trọng. Điều này là do đột quỵ lần sau thường trầm trọng hơn lần đầu tiên.

Người đã từng bị đột quỵ trước đây thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao

Nếu đã từng bị đột quỵ trước đây, việc điều trị và sử dụng thuốc theo bác sĩ chuyên khoa vô cùng cần thiết

2.5. Đái tháo đường tăng nguy cơ đột quỵ

Bệnh lý này thay đổi cách điều hòa đường huyết và làm thay đổi cấu trúc mạch máu trong cơ thể. Mặt khác, đột quỵ có thể gây ra tổn thương não nghiêm trọng hơn nếu đường huyết cao. Điều trị đái tháo đường hiệu quả sẽ làm giảm các biến chứng và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Nếu bạn thay đổi thói quen sống và tuân thủ điều trị thuốc, thì các yếu tố nguy cơ đột quỵ kể trên có thể được kiểm soát.

3. Chuyên gia gợi ý cách phòng ngừa đột quỵ dành cho tất cả mọi người

3.1. Kiểm soát và điều trị bệnh lý liên quan một cách tích cực

Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên điều trị các bệnh lý làm tăng khả năng mắc đột quỵ như:

– Tiểu đường

– Tim mạch

– Mỡ máu

– Cao huyết áp

3.2. Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe não bộ và tổng thể

Ăn uống khoa học có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tái phát. Do đó, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những thứ có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Những thực phẩm sau đây có khả năng ngăn ngừa đột quỵ:

– Cá thu, cá ngừ và cá hồi là những thực phẩm chứa nhiều Omega-3.

– Đậu lăng, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải và rau có màu sẫm đều chứa nhiều folate.

– Thực phẩm như hạnh nhân, yến mạch và đậu nành giúp giảm cholesterol xấu.

– Ngũ cốc, chuối, quả bơ, đậu, rong biển, mâm xôi và các loại thực phẩm khác chứa nhiều magie

– Uống nhiều nước trái cây và nước lọc, uống đủ 1,5-2l mỗi ngày.

Một số thực phẩm không nên ăn nhiều để giảm nguy cơ đột quỵ gồm:

– Thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn đông lạnh.

– Đừng ăn quá nhiều muối vì chúng có thể gây tăng huyết áp.

– Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như tôm, khoai tây chiên, bơ thực vật, phô mai, gan động vật và trứng không nên bổ sung quá nhiều.

– Hạn chế sử dụng thuốc lá và bia có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, đủ chất ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ cùng nhiều bệnh lý khác

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, đủ chất ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ cùng nhiều bệnh lý khác

3.3. Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt

– Cân bằng giữa công việc, giảm stress và hạn chế căng thẳng, nóng giận.

– Không thức quá khuya, dành thời gian nghỉ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

– Đặc biệt trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng đầu và cổ để bảo vệ sức khỏe.

3.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi cơ thể có triệu chứng bất thường

Mỗi người nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời tầm soát các bệnh lý nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo đột quỵ, cần đến chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám, điều trị sớm, ngăn biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital