Loét dạ dày có vi khuẩn HP có nguy hiểm?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Loét dạ dày có vi khuẩn HP có thể lây nhiễm dễ dàng, do đó người bệnh không nên chủ quan. Trường hợp các vết loét ở giai đoạn mãn tính không chỉ bào mòn niêm mạc mà còn có thể gây dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là dấu hiệu dẫn đến tiền ung thư, thậm chí ung thư dạ dày nếu không được điều trị. 

1. Hiểu về loét dạ dày có vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sưng viêm và tạo thành các vết loét. Viêm loét dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó vi khuẩn HP được xác định là nguyên nhân hàng đầu.

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori), có hình dạng chữ S, dài khoảng 1,5 - 5 µm, là một loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường axit dạ dày.

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori), có hình dạng chữ S, dài khoảng 1,5 – 5 µm, là một loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường axit dạ dày.

Thông thường, chúng đóng vai trò như một vi khuẩn cộng sinh, không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên khi hoạt động, hóa chất mà loại vi khuẩn này tiết ra có thể kích thích gây viêm và loét tại niêm mạc dạ dày.

Ban đầu, khuẩn HP sẽ tấn công vào dạ dày người gây rối loạn tiêu hóa và viêm niêm mạc. Sau đó âm thầm phá hủy niêm mạc dạ dày qua nhiều năm. Người bệnh thậm chí còn không cảm thấy các triệu chứng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người không phát hiện ra tình trạng loét dạ dày có vi khuẩn HP ở giai đoạn khởi phát.  

Bên cạnh vi khuẩn HP, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID; hút thuốc lá; uống quá nhiều rượu bia; ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, chua, nóng; chế độ sinh hoạt thiếu khoa học; stress… 

2. Loét dạ dày có vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Hầu hết những người có bệnh lý dạ dày được xác định dương tính với khuẩn HP đều có nguy cơ tổn thương dạ dày nghiêm trọng. Một số biến chứng bệnh lý này gây ra có thể bao gồm:

Xuất huyết dạ dày: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến chảy máu tại dạ dày. Tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen. 

Thủng dạ dày: Là tình trạng vết loét ăn sâu, tạo lỗ thủng xuyên qua lớp niêm mạc và thành dạ dày. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội và cần được cấp cứu ngay lập tức. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới viêm phúc mạc và đối mặt với nguy cơ tử vong. 

Hẹp môn vị: Đặc trưng bởi tình trạng nôn ói sau ăn. Biến chứng cũng đi kèm với những cơn đau thượng vị, cảm giác đầy hơi chướng bụng do thức ăn và dịch vị dạ dày bị ứ đọng, không thể di chuyển xuống tá tràng Theo thời gian, hẹp môn vị có thể khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi, khó chịu, da khô ráp…

Ung thư dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP. Các ổ viêm loét hình thành do xúc tác của vi khuẩn HP có thể sản sinh ra các gốc tự do. Đây là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Các loại ung thư người bệnh có thể gặp phải như ung thư dạ dày, u lympho B lớp niêm mạc dạ dày (MALT)… 

3. Nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở người bệnh

Trên thực tế, người bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có triệu chứng không khác nhiều so với bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng thông thường. Nhận biết sớm các dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn chủ động thăm khám, dự phòng bệnh cũng như các biến chứng.

Đau tức vùng thượng vị: Các trường hợp viêm loét dạ dày hầu hết đều bắt đầu bằng những cơn đau vùng trên rốn. Do đó đây có thể coi là dấu hiệu sớm nhất của bệnh viêm loét dạ dày mà ta nhận biết được. Người bệnh có thể thấy đau âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn tùy vào tình trạng bệnh. 

Loét dạ dày có vi khuẩn HP gây đau bụng ở người bệnh.

Loét dạ dày có vi khuẩn HP gây đau bụng ở người bệnh.

Buồn nôn, nôn khan: Các ổ loét tại dạ dày gây đau khiến cho dạ dày co bóp mạnh hơn. Khi này, người bệnh cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ói do chức năng dạ dày suy yếu. Nôn thường không ra thức ăn mà là dịch vị từ dạ dày. 

Rối loạn tiêu hóa: Đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón ở người bệnh. Phân đi ra thường nát, có màu nâu, thậm chí dính máu nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng. 

Chán ăn: Là biểu hiện hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải khi bị viêm loét dạ dày lâu ngày. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đắng miệng, giảm vị giác, lâu dần ăn không ngon. 

Mất ngủ, giảm cân nhanh chóng: Hầu hết các bệnh tiêu hóa đều cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở người bệnh. Điều này khiến bệnh nhân giảm cân đột ngột, có thể kèm theo chứng mất ngủ.

4. Điều trị và phòng ngừa

4.1 Điều trị loét dạ dày có vi khuẩn HP

Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa Việt Nam, những trường hợp cần điều trị khi nhiễm khuẩn HP bao gồm:

– Điều trị diệt HP: Đối với người bệnh bị loét dạ dày, viêm dạ dày kết hợp với u MALT, ung thư dạ dày.

– Điều trị dự phòng ung thư: Đối với trường hợp người nhiễm khuẩn HP có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, polyp, viêm teo niêm mạc dạ dày. 

– Trường hợp cân nhắc điều trị: Bệnh nhân bị khó tiêu chức năng, thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, người sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDS thời gian dài hay người bệnh có nguyện vọng diệt vi khuẩn HP.

Để diệt vi khuẩn HP gây loét dạ dày, thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc trong ít nhất 2 tuần và duy trì từ 1 – 2 tháng. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: thuốc ức chế axit dạ dày và các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên do tình trạng HP kháng thuốc ngày càng phổ biến, việc điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tuân thủ của người bệnh. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời điều chỉnh lối sống trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

4.2 Phòng ngừa loét dạ dày có vi khuẩn hp

Bên cạnh việc điều trị bệnh, để ngăn vi khuẩn HP tái nhiễm và gây viêm loét dạ dày, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện các gợi ý sau đây: 

Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán lề đường không đảm bảo vệ sinh.

Hạn chế ăn các thực phẩm sống, chưa qua chế biến như gỏi, sushi, tiết canh, rau sống… 

Sushi là món ăn yêu thích của nhiều người song lại là thực phẩm dễ chứa vi khuẩn và ký sinh trùng

Sushi là món ăn yêu thích của nhiều người song lại là loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng

Vệ sinh khu vực nấu nướng, dụng cụ ăn uống sạch sẽ, cất nơi khô ráo tránh ẩm mốc

Không dùng chung đũa, muỗng, bát trong sinh hoạt hằng ngày, hạn chế gắp đồ ăn cho nhau.

Không mớm đồ ăn cho trẻ nhỏ.

Vi khuẩn HP cũng có thể đến từ vật nuôi nên bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ cho chúng, đồng thời khử khuẩn không gian sống của thú cưng…

Loét dạ dày có vi khuẩn HP là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Dù tỷ lệ biến chứng nguy hiểm không cao lại dễ tái phát và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Thu Cúc TCI là một trong số ít các bệnh viện tại Hà Nội thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn HP, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị vi khuẩn HP chuẩn, hiệu quả cao. Liên hệ 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital