Lịch khám thai 3 tháng đầu là một trong những mốc khám mẹ bầu không được quên, cần phải ghi nhớ để được đi thăm khám đúng hẹn, bắt kịp thời điểm phát triển tương ứng của con.
Mẹ bầu cần đi khám thai không chỉ để tầm soát những dị tật của thai nhi mà còn để có những kế hoạch trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con trong thai kỳ. Thời điểm mang thai ba tháng đầu cũng rất quan trọng so với cả thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu cần ghi nhớ và tìm hiểu những thông tin về việc đi khám thai trong giai đoạn này.
Menu xem nhanh:
1.Ý nghĩa của hoạt động khám thai 3 tháng đầu
Bắt đầu từ lúc trễ kinh cho đến khi thai nhi được 13 tuần 6 ngày được tính là ba tháng đầu của thai kỳ. Thời điểm này thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển mạnh tuy nhiên vẫn sức sống của thai vẫn còn rất yếu ớt. Chính vì vậy có thể coi đây là giai đoạn khá nhạy cảm đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Ý nghĩa của việc khám thai 3 tháng đầu vô cùng quan trọng. Cụ thể là:
– Kiểm tra và xác định: khả năng có thai hay không, số lượng túi thai, thai đã vào đúng vị trí làm tổ chưa, liệu có khả năng chửa ngoài hay không…
– Kiểm tra túi thai liệu có điểm gì bất thường cần theo dõi thêm không.
– Được bác sĩ hướng dẫn, xác lập một lộ trình thăm khám và chăm sóc thai nhi trong cả một giai đoạn sau này của thai kỳ.
2. Hoạt động khám thai trong 3 tháng đầu
2.1. Lịch khám thai 3 tháng đầu gồm hạng mục gì?
Có thể chia làm 2 mốc khám thai cơ bản trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sau:
– Từ khi thai được 5 tuần đến 8 tuần tuổi.
Đây là thời điểm mẹ bầu sẽ đi khám lần đầu tiên sau khi đã phát hiện que thử lên 2 vạch. Có nhiều mẹ có cảm giác cơ thể thay đổi rõ rệt nhưng cũng có thể có nhiều mẹ không cảm nhận được sự thay đổi nào cả. Tuy nhiên, khi thấy chu kỳ kinh đã bắt đầu bị trễ thì mẹ nên đi mua que thử để kiểm tra ngay.
Sau khi xác định que thử hai vạch mẹ cần đi khám để được xét nghiệm máu, thử nồng độ beta HCG để xác định chính xác khả năng có thai hoặc không. Nếu chỉ số beta chỉ ra rằng mẹ đã có em bé thì cần đến một bước thăm khám tiếp theo, lần siêu âm đầu tiên trong đời em bé để. Lần siêu âm này để phát hiện vị trí của túi thai đang ở đâu, đã nằm đúng vị trí hay chưa. Thường các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò để xác định vị trí cho chính xác.
Bên cạnh đó, từ mốc thai này cho đến tận khi sinh nở, mỗi lần mẹ đi khám đều sẽ được cân đo chiều cao cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu…để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ có tốt không, có vấn đề gì cần lưu tâm trong suốt thai kỳ hay không.
Trong thời điểm này bác sĩ cũng có thể dựa trên những thông tin về chu kỳ kinh cuối hoặc các chỉ số siêu âm để tính ra tuổi thai nhi. Đồng thời khai thác những yếu tố tiền sử khi mang thai như thai lưu, dễ sảy thai để có những hướng điều trị và phòng ngừa nếu thai phụ có tiền sử lưu, sảy thai nhiều lần trước đó.
– Từ khi thai nhi được 8 tuần đến mốc 13 tuần 6 ngày.
Mốc này cũng khá quan trọng để đánh giá mức độ sinh tồn và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bước vào giai đoạn này việc mà mẹ nào cũng háo hức mong đợi đó là được nghe nhịp tim của con lần đầu tiên trong đời. Sau 8 tháng, các máy siêu âm đã có thể phát hiện và đo nhịp tim của thai nhi. Nhịp tim chính là những chỉ số ban đầu thể hiện tình trạng sức khỏe của em bé có ổn hoặc không.
Sau những bước kiểm tra tim thai, thời điểm này sẽ có khá nhiều những xét nghiệm tầm soát thai nhi được chỉ định thực hiện. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không phải ai cũng cần làm tất cả các xét nghiệm mà chỉ cần làm theo như chỉ định của bác sĩ và làm theo đúng lộ trình mà bác sĩ đã xây dựng.
Những xét nghiệm và siêu âm quan trọng mà thời điểm này cần làm đó là:
Siêu âm để đo khoảng sáng sau gáy thai nhi. Mức chỉ số dưới 3.5mm được coi là mức an toàn, nếu chỉ số cao hơn được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh Down và cần làm thêm các loại xét nghiệm khác.
Xét nghiệm Double Test: thường được làm cùng với thời điểm siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm tầm soát 3 bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể là Down, Patau và Edwards
Xét nghiệm công thức máu cơ bản để xác định khả năng nhiễm bệnh Thalassemia. Nếu lượng hồng cầu thấp và nhược sắc có thể là một biểu hiện của bệnh tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, không đủ để kết luận mà còn cần làm thêm xét nghiệm của bố để được xác định % khả năng thai nhi đang bị bệnh này là bao nhiêu.
Bác sĩ tiếp tục theo dõi nhịp tim của thai nhi để đánh giá tình trạng sức khỏe của con. Nếu kết quả nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn tiêu chuẩn sẽ được bác sĩ xem xét theo dõi và đưa ra chẩn đoán sau.
2.2. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong tam cá nguyệt đầu
Những dấu hiệu của thai nhi khỏe trong 3 tháng đầu
Biểu hiện của một thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ đó là:
– Mẹ gặp các triệu chứng của thai nghén như ợ nóng, đầy hơi: Điều này chứng tỏ là lượng hormone của mẹ đang tăng lên, mà thai nhi giai đoạn này sống nhờ lượng hormone của mẹ, hormone càng nhiều mẹ càng thấy khó chịu nhưng em bé lại càng khỏe mạnh.
– Cân nặng của mẹ tăng trưởng đều đặn song song với cân nặng của bé chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.
– Mẹ bị ốm nghén cũng là do thai nhi đang sinh trưởng và phát triển mạnh trong bụng mẹ nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm mặc dù việc ốm nghén có thể khiến mẹ bị mệt mỏi.
– Kiểm tra huyết áp và đường huyết của mẹ ổn định. Điều này chứng tỏ sức khỏe của mẹ rất tốt và khả năng em bé trong bụng mẹ cũng nhờ vậy và khỏe mạnh hơn.
2.3. Khi nào cần khám thêm ngoài lịch khám thai 3 tháng đầu cố định
Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt cũng có một số lưu ý đối với mẹ trong ba tháng đầu. Nếu gặp những dấu hiệu bất thường sau nên đi khám ngoài những mốc khám theo lịch khám thai ba tháng đầu. Cụ thể là:
– Nghén nặng quá mức chịu đựng của mẹ. Tuy nghén là biểu hiện của một thai nhi khỏe mạnh nhưng nghén quá nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Nếu ảnh hưởng quá nghiêm trọng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
– Bụng đau kèm với xuất huyết máu tươi. Trong thời điểm đầu của 3 tháng đầu thai kỳ, việc đau bụng lâm râm là thường thấy, tuy nhiên nếu mức độ đau nhiều hoặc ra máu tươi thì mẹ nên đi khám bất thường để kiểm tra loại trừ khả năng sảy thai, thai ngoài tử cung…
– Ra nhiều khí hư và dịch âm đạo kèm theo ngứa có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Nguyên nhân có thể do nội tiết hoặc các nguyên nhân khác nhưng vẫn cần đi khám để được điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là những thông tin về lịch khám thai 3 tháng đầu, hy vọng có thể giúp ích cho nhiều mẹ bầu trong việc tìm hiểu thông tin trong thai kỳ.