Khi bước đến thời điểm khám thai tuần 30 phần năng lượng và sức lực của mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ 2 dường như đang dần mất đi. Em bé giờ như một vận động viên ngay trong bụng mẹ với những cử động tay chân liên tục. Để giúp mẹ nắm thêm nhiều thông tin về sự phát triển của bé cũng như các thay đổi của mẹ trong giai đoạn này, hãy cùng với chúng tôi theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!
Menu xem nhanh:
1. Em bé 30 tuần tuổi đã phát triển thế nào?
Mỗi lần bước đến phòng siêu âm, điều khiến mẹ tò mò nhất là không biết con của mình đã lớn được như thế nào rồi. Mẹ hồi hộp chờ đợi để được nhìn thấy hình ảnh của con trên màn hình hiển thị. Dưới đây là những mô tả về sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 30:
– Chiều cao, cân nặng: Mẹ biết không, lúc này em bé đã cao khoảng 27,4cm tính từ đỉnh đầu đến đáy mông. Chiều cao của em bé tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 39,8cm. Đến tuần này, cân nặng của con đã nặng hơn 1,523g. Vào lần khám thai tuần 30, ngoài những số liệu về chiều cao, cân nặng bác sĩ sẽ cho mẹ biết thêm rất nhiều các chỉ số khác nhau liên quan đến em bé.
– Sự chuyển động của bé: Con đã có thể tự mình tự quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân bắt đầu trở nên dày dặn hơn bởi vì chất béo đang dần được tích tụ dưới da. Lúc này, đôi lúc mẹ sẽ bị đánh thức bởi hoạt động đạp, nhào lộn sôi nổi của con.
– Bộ não: Có thể nói, đây là giai đoạn mà não bộ của bé có sự phát triển nhanh chóng. Những vết rãnh và vết lõm đặc trưng dần được hình thành thay vì bề mặt nhẵn trước đó. Tạo tiền để để con phát triển trí thông minh khi chào đời.
– Bộ phận sinh dục: Đối với bé trai thì tinh hoàn di chuyển dần về háng. Còn đối với bé gái thì âm vật ngày càng tiến về gần đúng với vị trí. Ở những tuần tiếp theo, bộ phận sinh dục của con sẽ dần hoàn thiện.
2. Hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ khi khám thai tuần 30 sẽ như thế nào?
Vào lần khám thai tuần 30, mẹ đã có thể thấy được những thay đổi lớn ở sự phát triển của con. Ngoài việc thay đổi về chiều cao và kích thước thì vòng đầu của bé tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Bởi vì đây là giai đoạn mà não bộ của con đang phát triển.
Thị lực của con cũng được cải thiện rõ ràng hơn. Con đã có khả năng phản ứng lại với một phần ánh sáng bằng 20/400 so với thị lực thông thường. Hai mí mắt của con đã biết nhắm mở, mẹ có thể quan sát được điều thú vị này khi siêu âm thai nhi.
Vào tuần thứ 30 ngôi thai vẫn chưa ổn định. Thời gian thai nhi quay đầu không giống nhau và phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ.
– Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai thì thai nhi sẽ quay đầu từ tuần 34 đến 35.
– Nếu là lần thứ 2 thì thai nhi sẽ quay đầu vào tuần 36 hoặc 37.
Vì vậy, nếu như mẹ đi khám thai tuần 30 mà vẫn chưa thấy thai nhi quay đầu thì khoan hãy vội lo lắng. Mẹ nên chờ đợi thêm khoảng 3 đến 4 tuần nữa. Nếu khi đó thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.
3. Hiện tượng khó thở của mẹ bầu khi thai 30 tuần tuổi
Mẹ bầu khi mang thai đến giai đoạn 30 tuần thường có bị hiện tượng khó thở rõ rệt. Lúc này cơ thể của mẹ đang lớn dần lên bởi cân nặng và kích thước em bé ngày một lớn. Bên cạnh đó, mẹ còn đi kèm hiện tượng khó chịu ở phần bên trái ngực, lâu lâu lại thấy đau nhói và hụt hơi. Mỗi lần như vậy có thể mẹ sẽ kèm theo cơn ho khan.
3.1. Tại sao mẹ bầu thường bị khó ở từ tuần thai thứ 30
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị khó thở hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và dường như không gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên đó là do lượng máu trong cơ thể của mẹ tăng lên. Lúc này, tim phải hoạt động tăng công suất để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai. Điều này sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt khi hít thở và thở khó.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này đó là:
– Do bệnh hen suyễn
– Bệnh cơ tim chu sản – căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ. Mẹ bầu nên đi khám để được điều trị kịp thời
– Bệnh thuyên tắc phổi – xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi
– Do tích nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi
– Bị thiếu máu do lượng sắt không được cung cấp đủ cho cơ thể.
3.2. Khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng khó thở?
Bởi vì khám thai tuần 30 không phải là một dấu mốc quan trọng mà mẹ cần đến gặp bác sĩ. Do đó, nếu như cơ thể của mẹ bị hiện tượng khó thở thuộc nhóm cần phải điều trị thì sẽ không được bác sĩ phát hiện kịp thời. Vì vậy, khi bị khó thở và đi kèm những triệu chứng dưới đây mẹ hãy đến phòng khám hoặc cơ sở y tế để được thăm khám nhé:
– Mỗi lần thở gấp, nhịp tim của mẹ tăng cao, đập nhanh và kéo dài
– Khó thở do mẹ bị hen suyễn nghiêm trọng
– Mẹ bị ho liên tục và kéo dài trong nhiều ngày. Kèm theo đó là cảm giác sốt, cơ thể cảm thấy ớn lạnh
– Các ngón tay, chân và môi dần chuyển sang màu tím tái, xanh
3.3. Cách giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng khó thở
– Hạn chế vận động mạnh:
Những việc làm nặng như bưng đỡ, hay thường xuyên phải di chuyển bằng xe máy mẹ nên hạn chế lại trong giai đoạn này. Nhất là khi cơ thể xuất hiện biểu hiện khó thở. Mẹ có thể áp dụng những bài tập thở để sử dụng khi sinh em bé giúp cho quá trình hô hấp dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó mẹ hãy cố gắng chăm chỉ đi bộ và luyện tập yoga, đây là biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.
– Dành thời gian nghỉ ngơi:
Khi cảm thấy khó thở mẹ bầu nên dành thời gian lập tức nghỉ ngơi. Lúc này nhịp tim của mẹ sẽ được ổn định lại và cải thiện tình trạng khó thở.
– Cố gắng thay đổi tư thế:
Vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, cơ thể của mẹ trở nên nặng nề hơn và cảm thấy khó khăn khi ở nguyên một tư thế. Nếu như ngồi làm việc quá lâu, mẹ nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc giữ thẳng lưng giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng.
Vào buổi đêm, mẹ bầu có thể chèn gối vào lưng để nằm nghiêng dễ dàng hơn, tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi. Bên cạnh đó, mẹ nên nằm nghiêng sang phía bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.
Hy vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp mẹ giải đáp được những vấn đề thắc mắc trong lần khám thai tuần 30. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là mẹ đã hoàn thành xong chặng đường đón bé. 9 tháng 10 ngày không phải là thời gian quá ngắn nhưng cũng đủ dài để đưa mẹ đi qua mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Hãy mạnh mẽ và “vượt cạn” thành công mẹ nhé!