Nhiều công ty, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm lo sức khỏe nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi hoài nghi về khám sức khỏe định kỳ cho công ty liệu có thực sự cần thiết. Chính sự hoài nghi, xem nhẹ đó sẽ khiến cho công ty phải đối mặt với 3 nguy cơ sau.
Menu xem nhanh:
1. Nguy cơ phải đối mặt nếu sức khỏe nhân viên giảm sút
1.1. Tình trạng vắng mặt nhiều
Tình trạng vắng mặt vì lý do nghỉ ốm là một thực trạng quen thuộc hiện nay. Có ngày vắng 1-2 người, có ngày vắng với số lượng lớn. Điều này gây ra gián đoạn trong dây chuyền làm việc và ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của cả công ty.
Hơn nữa, khi không đảm bảo 100% nguồn lực làm việc sẽ là lúc các công việc cũ bị dang dở và tồn đọng. Không chỉ trực tiếp gây ra khó khăn trong việc sắp xếp, giải quyết mà còn ảnh hưởng lớn tới các công việc/dự án tiếp theo. Khi không thực hiện được theo như tiến độ sẽ là yếu tố gây hao hụt tài chính công ty nặng nề.
1.2. Thiếu nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn trong tình trạng thiếu hụt cũng là nguy cơ công ty sẽ phải đối mặt trong thời gian gần. Nguyên nhân là do cường độ làm việc quá tải, sức khỏe trở nên giảm sút dẫn tới nhân viên quyết định nghỉ việc.
Công ty không có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho nguồn nhân lực sẽ khiến tình trạng nghỉ việc tăng cao. Vừa gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân sự cũ, vừa khó thu hút nguồn nhân lực mới. Điều này sẽ đẩy công ty vào thế “nguy” và khó duy trì hoạt động về lâu dài.
1.3. Hiệu suất làm việc giảm mạnh
Không đủ 100% nhân lực đi làm, thiếu hụt nhân sự ở nhiều vị trí,…là yếu tố dẫn tới hiệu suất công việc thấp. Việc tương tác, hỗ trợ giữa các vị trí với nhau bị giảm sút và tạo nên lỗ hổng trong dây chuyền hoạt động.
Để đạt được kết quả đề ra, yêu cầu quan trọng đó là phải hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên phải được đảm bảo. Và sức khỏe đóng vai trò thiết yếu quyết định hiệu quả làm việc cao hay thấp của mỗi cá nhân.
2. Công ty nên làm gì để giải quyết hiệu quả?
2.1. Khám sức khỏe định kỳ cho công ty – Lợi ích từ 2 phía
Khám sức khỏe định kỳ cho công ty là giải pháp giúp hạn chế, ngăn ngừa 3 nguy cơ trên. Hoạt động này được đánh giá là thiết thực và cần thiết đối với cả 2 phía. Do đó công ty nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm cho nhân viên. Không chỉ với nhân viên chính thức, mà còn với cả người học nghề, tập nghề.
Khám sức khỏe định kỳ hàng năm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, đối với cả công ty và người lao động. Với công ty:
– Đánh giá tình hình chung của nguồn nhân lực và phân loại sức khỏe nhân viên tốt nhất
– Thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với nhân viên
– Hạn chế tối đa tình trạng xin nghỉ phép vì lý do sức khỏe không mong muốn
– Tăng sự gắn bó với nhân lực cũ, đồng thời thu hút thêm nguồn nhân lực mới
– Thể hiện trách nhiệm của công ty đối xã hội
Với người lao động:
– Nắm rõ được tình trạng sức khỏe hiện tại. Từ đó điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống, cống hiến cho doanh nghiệp.
– Có cơ hội phát hiện và chẩn đoán sớm các dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn khởi phát
– Nhận phác đồ điều trị kịp thời, tăng hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa những biến chứng xuất hiện.
2.2. Khám sức khỏe định kỳ cho công ty gồm những gì?
Trong hoạt động khám sức khỏe, nhân viên trong công ty sẽ thực hiện 2 mục chính. Bao gồm: khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Trong khám lâm sàng, các danh mục lần lượt là:
– Đo thể lực, huyết áp
– Khám nội chung, tim phổi, tiêu hóa, tiết niệu,…
– Khám ngoại: các vấn đề về xương khớp
– Khám da liễu: các bệnh viêm nhiễm, các vấn đề về da
– Khám mắt: kiểm tra thị lực và các vấn đề như cận thị, loạn thị, mù màu,…
– Khám tai – mũi – họng: phát hiện và theo dõi các bệnh về tai, mũi và họng
– Khám răng – hàm – mặt: kiểm tra các bệnh về răng, lợi, nướu…
Trong khám cận lâm sàng, các danh mục thường có sẽ là:
– Xét nghiệm máu: kiểm tra công thức máu; đánh giá tình trạng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; kiểm tra tình trạng thiếu máu,…
– Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra đái tháo đường hoặc theo dõi các bệnh viêm đường tiết niệu,…
– Chụp X-quang tim phổi thẳng: nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới tim và phổi.
– Siêu âm ổ bụng tổng quát: nhằm chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan, túi mật, tuyến tụy, lách, niệu quản, bàng quang,..
Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và tính chất ngành nghề, có thể lựa chọn thêm một số danh mục khám khi khám sức khỏe định kỳ cho công ty. Điển hình như: siêu âm tuyến giáp, điện tim, đo mật độ xương,….
2.3. Lưu ý trước ngày khám sức khỏe định kỳ
Để ngày khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, đảm bảo kết quả chính xác thì cả công ty và người lao động cần lưu ý một số điều sau.
Công ty nên:
– Tổng hợp và cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của nhân viên để bên đối tác y tế lập hồ sơ thăm khám.
– Lựa chọn khám tận nơi nếu công ty ở xa, không đảm bảo 100% nhân viên tham gia. Bằng cách này sẽ vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; vừa đảm bảo toàn bộ nhân lực tham gia đầy đủ.
– Lựa chọn gói khám doanh nghiệp đặc thù phù hợp nếu thuộc những ngành nghề sau: nhà hàng – khách sạn, giáo dục, công nhân xây dựng,…
Người lao động nên
– Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất
– Nhịn tiểu/uống nước no trước khi tiến hành siêu âm
– Đối với nữ giới, nên tiểu hết trước khi siêu âm phụ khoa bằng đầu dò
– Mặc trang phục thoải mái, hạn chế đeo nhiều phụ kiện như bông tai, vòng tay, dây chuyền, nhẫn,..
Có thể thấy, khám sức khỏe định kỳ cho công ty là việc làm vô cùng cần thiết. Đây được đánh giá là giải pháp bảo vệ sức khỏe nguồn nhân lực, tạo ra sợi dây gắn kết với người lao động. Hơn nữa, công ty còn nâng cao năng suất, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp và tạo điều kiện cho người lao động công hiến lâu dài cho công ty.