Hướng dẫn cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Trong những ngày có kinh nguyệt, một số chị em thường bị đau bụng kinh, cảm giác đau bụng dữ dội, kèm theo triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, mệt lả đi. Để giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất, chị em có thể áo dụng một số phương pháp dưới đây.

1. Vì sao xảy ra tình trạng đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là cơn đau bao gồm đau bụng dưới, đau thắt lưng, đầy hơi và hậu môn có nhiều bất thường như buồn đi ngoài liên tục… Nhiều bệnh nhân chỉ khó chịu và đau nhẹ vào những ngày đến tháng nhưng cũng có nhiều chị em đau quằn quại và khó chịu kéo dài dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt và công việc.

giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến nhiều chị em gặp phải mỗi kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh chia ra 2 dạng là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Trong đó đối với mỗi loại khác nhau thì nguy cơ tăng khả năng và tính chất cơn đau bụng khác nhau.

– Đối với đau bụng kinh nguyên phát, những nguy cơ đến từ: việc thấy hành kinh đến sớm hoặc đến muộn, do hôn nhân và sinh đẻ, những yếu tố về tâm trạng, thời tiết, cơ thể mẫn cảm, sinh hoạt tình dục quá sớm…

– Đối với đau bụng kinh thứ phát, nguy cơ bao gồm: Nạo phá thai, các phương pháp tránh thai, ảnh hưởng do độ dài/ngắn của chu kì, thói quen hút thuốc lá…

Về nguyên nhân, đau bụng khi đến kì hành kinh có thể kể đến những điều chính bao gồm:

– Co thắt tử cung quá độ: Co thắt tử cung suy trì thời gian dài và không thả lỏng hoàn toàn dẫn đến quá sức và đau đớn.

– Tính chất của máu kinh nguyệt: Hàm lượng prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao làm co thắt tử cung. Hay hàm lượng PGE2 và PGF2a chênh lệch, không tương đồng về tỷ lệ và thời gian cũng dẫn tới co thắt tử cung gây đau.

– Việc điều hòa co thắt tử cung: Tử cung co thắt bất thường khiến cơ nhẵn trong tử cung dẫn tới thiếu máu hoặc thậm chí là co rút cơ trong tử cung dẫn đến đau bụng kinh.

Theo các nhà khoa học, các triệu chứng đau bụng kinh xảy ra do nguyên nhân là các rối loạn hóa học trong cơ thể. Vì vậy, lưu ý trong cách sinh hoạt hàng ngày có thể làm giảm đáng kể triệu chứng đau bụng kinh.

2. Những lưu ý quan trọng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

2.1 Giảm đau bụng kinh nhờ chú ý trong vận động và nghỉ ngơi

– Trong thời gian kinh nguyệt, chị em không nên vận động quá mức chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể.

– Tránh xúc động trong những ngày có kinh nguyệt: Khi có kinh chị em nên giữ cho tinh thần được thư thái, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, tránh để stress nhằm góp phần làm dịu cơn đau..

– Nên dành thời gian nằm nghỉ ngơi: Khi đến tháng, chị em phụ nữ cũng nên dành thời gian nằm để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để cơ thể được thư giãn. Lưu ý là người bệnh nên nằm nghiêng để giảm co bóp tử cung giúp cơn đau bụng giảm nhẹ.

2.2 Giảm đau bụng kinh theo chế độ ăn uống

giảm đau bụng kinh nữ giới

Chườm nóng vùng bụng là giải pháp giúp làm giảm đau bụng mỗi khi đến tháng khá hiệu quả

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ trong những ngày có kinh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,

– Nên hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm.

– Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn.

– Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen…

– Không uống cà phê, chè, bia, đồ uống có gas gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

– Không sử dụng đồ chua, muối chua như: chanh, kim chi, dưa muối…

2.3 Giảm đau bụng kinh khi tránh tiếp xúc lạnh trong những ngày có kinh

Để giảm đau, người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ sinh hoạt và vận động để hạn chế tối đa đau đớn thông qua những lưu ý sau:

– Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh: Chị em không nên bơi lội, hay tắm rửa bằng nước lạnh, bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh, gây đau.
Trong những ngày này, nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm.

– Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng).

– Massage bàn chân có tác dụng làm giảm đau, vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.

– Có thể uống nước chanh nóng, ngoài ra dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng có chứa canxi.

thăm khám với bác sĩ giảm đau bụng kinh

Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn nhất

– Có thể dùng gừng tươi, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau. Hoặc dán cao hay xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng.

– Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau hiệu quả.

– Trong những trường hợp đau nhiều quá, chị em có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sỹ và tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sỹ.

Trên đây là những hướng dẫn quan trọng giúp người bệnh giảm đau đớn vùng bụng vào những ngày đến tháng. Để giữ cơ thể khỏe mạnh và có sinh hoạt thuận tiện nhất, người bệnh hãy lưu ý thực hiện những hướng dẫn trên nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital