Thống kinh nguyên phát là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rất nhiều chị em ở độ tuổi sinh đẻ phải khổ sở vì bị thống kinh. Thống kinh được chia làm những loại nào, thống kinh nguyên phát là gì, thứ phát là gì, cách điều trị ra sao…? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Thống kinh là gì?

Thống kinh là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng đau bụng khi hành kinh. Nhưng không phải cứ đau bụng kinh gọi là thống kinh. Hầu như chị em nào cũng trải qua thời gian hành kinh với những triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau lưng, ngực cướng cứng, khó chịu… nhưng chúng không quá gay gắt. Chị em vẫn hoàn toàn có thể lao động, học tập được.

Nhưng bị thống kinh thì những biểu hiện trên sẽ cực kỳ dữ dội. Chị em sẽ bị đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi, lan tỏa ra cả bụng, lưng, có khi còn bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Những chị em bị thống kinh gần như không làm gì được, có người phải dùng thuốc giảm đau vì không chịu đựng nổi.Chậm kinh bao lâu thì biết có thai?

Thống kinh nguyên phát là gì

Thống kinh là tình trạng chị em bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Nó gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và học tập của chị em.

2. Thống kinh nguyên phát là gì?

Thống kinh nguyên phát là hiện tượng đau bụng kinh khi bắt đầu tuổi dậy thì. Nguyên nhân được cho là do tử cung sản xuất ra quá nhiều axit béo prostaglandin. Chất này hoạt động như một loại hormone kích thích cơn co tử cung và ruột non. Những chị em bị thống kinh nguyên phát thì tỷ lệ chất này trong 48h đầu khi hành kinh cao hơn so với những người khác.

Thống kinh nguyên phát có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau.

Thống kinh nguyên phát có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau. khi chậm kinh

Để điều trị thống kinh nguyên phát, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

Thuốc nội tiết chứa hormone progesteron và estrogen (phổ biến nhất là thuốc tránh thai kết hợp) để ức chế việc sản xuất ra prostaglandin. Mặc dù thuốc này có bán tại tất cả các nhà thuốc nhưng trước khi sử dụng, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen, mefenamic acid, indomethacin… cũng giúp ức chế việc tổng hợp prostaglandin. Tuy nhiên, người dùng thuốc này phải không có bệnh lý về dạ dày, tá tràng. Chị em có thể uống thuốc khoảng 2-3 ngày trước khi hành kinh để giảm đau.

Chị em cũng có thể dùng các loại thuốc như alverin, drotaverin, spasfon… để làm giảm co thắt, giãn cơ ở tử cung, giảm các cơn đau khi hành kinh.

Có nhiều loại thuốc giảm đau giúp chị em giảm đau khi bị thống kinh nguyên phát, phổ biến nhất là thuốc tránh thai.

Có nhiều loại thuốc giảm đau giúp chị em giảm đau khi bị thống kinh nguyên phát, phổ biến nhất là thuốc tránh thai.

Nếu quá đau, chị em có thể dùng thêm thuốc an thần. Tuy nhiên, dùng thuốc này cũng cần xin ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra còn có một số loại thảo mộc như cây ích mẫu, cây ngải cứu… có tác dụng giảm đau bụng kinh. Chị em có thể sử dụng chúng để trị thống kinh.

Có một số ý kiến cho rằng những người bị thống kinh nguyên phát sau khi lấy chồng, sinh con sẽ hết. Nhưng quan điểm này vẫn chưa được khoa học chứng minh.

Tập luyện thể dục sẽ giúp khả năng chịu đau của chị em tăng đồng thời làm giảm các triệu chứng đau khi hành kinh.

Chị em cần rèn luyện, tập thể dục thường xuyên để giảm các triệu chứng đau bụng kinh, nâng ngưỡng chịu đau của bản thân lên.

Chị em cần rèn luyện, tập thể dục thường xuyên để giảm các triệu chứng đau bụng kinh, nâng ngưỡng chịu đau của bản thân lên.

Ngược lại với thống kinh nguyên phát là thống kinh thứ phát. Hiện tượng này xảy ra sau nhiều năm có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, do chị em bị các tổn thương thực thể. Nguyên nhân gây thống kinh thứ phát có thể là do bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung bị chít hẹp…

Để xác định được nguyên nhân thống kinh thứ phát, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Thống kinh thứ phát tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy chị em không nên chịu đựng đau bụng mà bỏ qua nó.

Trên đây là những thông tin về thống kinh và một vài phương pháp điều trị. Nếu chị em còn thắc mắc gì về hiện tượng này xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ miễn phí.

Xem thêm

  • Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng
  • Cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần
  • Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital