Hội chứng dạ dày kích thích là gì? Cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng dạ dày kích thích gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, là rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến chức năng đại tràng. Có thể thay đổi thói quen đại tiện, gây chướng bụng và đầy hơi cho người bệnh. 

1. Hội chứng dạ dày kích thích là gì?

Hội chứng dạ dày kích thích là rối loạn chức năng thường gặp nhiều nhất ở dạ dày và đại tràng. Đây là rối loạn có tính mạn tính với các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên hội chứng không kèm tổn thương thực thể ở trên ruột. Bệnh không đe dọa đến tính mạng hay đem lại biến chứng nghiêm trọng như ung thư. 

Hội chứng ruột kích thích thường bắt đầu ở lứa tuổi 20 với các triệu chứng tái phát theo chu kỳ không đều. Thường là do thức ăn hoặc tâm trạng căng thẳng làm biểu hiện triệu chứng. Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến giấc ngủ dù đem lại nhiều khó chịu cho người bệnh. 

Hội chứng dạ dày kích thích

Triệu chứng của dạ dày kích thích gây khó chịu cho người bệnh

2. Triệu chứng hội chứng dạ dày kích thích

2.1 Hội chứng dạ dày kích thích gây đau bụng

Người bệnh gặp phải triệu chứng đau bụng khi bị hội chứng ruột kích thích. Bụng đau âm ỉ ở vùng dưới hoặc từng cơn. Đau không có đặc điểm và vị trí nhất định, thường liên quan đến đại tiện. Đau dọc khung đại tràng và đau tăng sau khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Đau thường vào buổi sáng, có thể giảm đau sau khi đi tiêu. Tính chất cơn đau khá mơ hồ, khi thì âm ỉ khi thì đau quặn do rối loạn ruột và tăng nhu động gây ra.

Tình trạng đau cũng liên quan đến số lần đại tiện và độ cứng của phân. Thường cảm giác khó chịu do ruột kích thích có căn nguyên ở đường ruột. Các trường hợp đau liên quan đến tập luyện, vận động, đi ngoài hay chu kỳ kinh thường do căn nguyên khác.,

2.2 Hội chứng dạ dày kích thích thay đổi thói quen đại tiện

Người bệnh có thể gặp tình trạng táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Triệu chứng đại tiện bất thường như khó đi, mót rặn, cảm giác đi không hết phân, phân có nhầy. Bụng căng và chướng như khó tiêu. 

Dựa vào tính chất phân, người ta có thể chia loại hội chứng ruột kích thích do táo bón hay tiêu chảy. Cần lưu ý rằng hội chứng ruột kích thích không gây ra tình trạng phân lẫn máu. Nếu phân có máu thì có thể do bệnh lý thực thể ở đường ruột. 

2.3 Triệu chứng khác

Một số triệu chứng phổ biến khác của hội chứng dạ dày kích thích là mệt mỏi, đau mỏi cơ, đau mạn tính,… Ngoài ra còn có các triệu chứng đau lưng, đau đầu, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi và đau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên những triệu chứng này thường hiếm gặp hơn ở đa số các trường hợp. 

Hội chứng dạ dày kích thích

Hội chứng dạ dày kích thích

3. Đối tượng nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ruột kích thích có thể kể đến bao gồm:

– Người trẻ tuổi trong độ thanh thiếu niên

– Tiền sử gia đình

– Người thường xuyên stress, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu… lâu ngày ảnh hưởng tới dạ dày

– Người bị viêm ruột hoặc nhiễm trùng. 

– Người có chế độ ăn uống không điều độ, không khoa học

4. Nguyên nhân gây ra hội chứng dạ dày kích thích

Cho tới nay, hội chứng ruột kích thích xảy ra do nguyên nhân nào vẫn chưa được xác định rõ. Các chuyên gia chỉ ra các yếu tố cảm xúc, chế độ ăn uống, thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu hóa. Bệnh xảy ra do kết hợp các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội, đồng thời cũng có thể khiến bệnh nặng hơn.

4.1 Căng thẳng

Căng thẳng, stress, có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu quá độ… dễ dẫn đến hội chứng ruột căng thẳng. Vì khi tâm trạng không ổn định, hệ thần kinh trung ương sẽ giảm chức năng dạ dày và ruột, khiến ruột co thắt bất bình thường. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn tới rủi ro bị hội chứng dạ dày kích thích.

4.2 Nội tiết tố

Rối loạn tiết tố có khả năng gây ra hội chứng ruột kích thích. Sự bất thường hormone làm tăng khả năng thay đổi nhu động ruột. 

4.3 Thực phẩm

Thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích. Thực phẩm không phù hợp khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích đến dạ dày và ruột ra, tăng nhu động ruột, gây ra kích thích. 

5. Chẩn đoán và điều trị hội chứng dạ dày kích thích

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thường là xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng trong phân. Siêu âm ổ bụng xem có khối u bất thường nào không. Ngoài ra còn có nội soi để loại trừ các bệnh lý polyp đại tràng, túi thừa đại tràng…

Điều trị hội chứng ruột kích thích cần tập trung nhiều vào chế độ dinh dưỡng, kết hợp với thay đổi lối sống. Bên cạnh đó là dùng thuốc để phục hồi và cải thiện chức năng đại tràng. Phác đồ thường tập trung vào triệu chứng cụ thể của mỗi người. BÁc sĩ cũng sẽ chỉ định thuốc theo triệu chứng như: Chống co thắt, trị tiêu chảy, trị táo bón, bổ sung chất xơ, an thần, lợi khuẩn đường ruột… 

Hội chứng dạ dày kích thích nguyên nhân

Điều trị hội chứng ruột kích thích theo triệu chứng

6. Phòng ngừa hội chứng dạ dày kích thích

Bảo vệ hệ tiêu hóa bằng chế độ ăn và lối sống phù hợp là cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất. Vì nguyên nhân dẫn đến bệnh vẫn chưa xác định, bởi vậy nên giữ hệ tiêu hóa ổn định là ưu tiên hàng đầu. Lưu ý cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn. Nên hạn chế ăn uống không điều độ, bỏ bữa. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. 

Người bị hội chứng ruột kích thích cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả. Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều gluten như ngũ cốc, lúa mì… Khuyến khích kiêng ăn các thức phẩm là carbohydrate chuỗi ngắn như dưa hấu, táo, hoa quả đóng hộp, sữa có lactose, phô mai, fructose, cây họ đậu… Hạn chế tối đa đồ uống có cồn.

Hội chứng dạ dày kích thích không phải bệnh nguy hiểm. Thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ với các cơn đau bụng và rối loạn đại tiện, không ảnh hưởng thể chất. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan làm các triệu chứng nặng thêm, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital