Ung thư vòm họng giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn IV. Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã phát triển và di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Chính vì thế, việc hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Menu xem nhanh:
1. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như não, xương, hạch, phổi… Vì thế việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thể trạng người bệnh yếu nên khó đáp ứng được phương pháp điều trị và hiệu quả cũng không cao.
Ở giai đoạn cuối, phương pháp điều trị chính là hóa trị và xạ trị. Phương pháp phẫu thuật thường không được áp dụng bởi vùng họng hẹp gây khó khăn cho phẫu thuật.
- Xạ trị
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối chưa di căn xa có thể áp dụng phương pháp xạ trị. Bác sĩ sẽ chiếu tia có năng lượng cao vào vị trí có tế bào ung thư nhằm giảm kích thước, ngăn chặn và tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn. Những triệu chứng này sẽ mất dần sau khi kết thúc liệu trình điều trị xạ trị.
- Hóa trị
Khi tế bào ung thư vòm họng giai đoạn cuối đã di căn thì hóa trị thường được ưu tiên sử dụng. Các loại thuốc hóa trị được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống và truyền đi khắp cơ thể nhằm ngăn chặn, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư vòm họng cần kết hợp các phương pháp điều trị với nhau. Bên cạnh đó, phương pháp chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị cũng được áp dụng để giúp người bệnh thoải mái, giảm triệu chứng đau đớn và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.
2. Sau điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ di căn của bệnh trong cơ thể, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị…
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh kéo dài cơ hội sống. Cụ thể ở giai đoạn VI, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là khoảng 38%. Tiên lượng sống của người bệnh ở giai đoạn cuối cũng có thể cao hơn tùy vào sức khỏe và tâm lý của mỗi người.
Ngoài ra, tỷ lệ sống của người bệnh còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bác sĩ điều trị có trình độ chuyên môn giỏi, phác đồ chuẩn, phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát và đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.
3. Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần lưu ý gì?
Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý:
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày: Khi bị ung thư vòm họng người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn uống vì thế thay vì ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, cứng, rắn… thì người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt. Bên cạnh đó người bệnh cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thực phẩm lên men như dưa, cà muối và đồ uống có cồn như rượu bia…
- Người bệnh cần chú ý hạn chế vận động mạnh, cần nghỉ ngơi, duy trì tâm sinh lý thoải mái, tránh căng thẳng, suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều. Người nhà lúc này cần động viên, chia sẻ và khích lệ tinh thần người bệnh, lạc quan tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Người bệnh có thể giao lưu, tham gia các hoạt động ngoài trời để tinh thần thoải mái. Chú ý lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi ngay khi thấy sức khỏe không tốt.
- Người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa người bệnh tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối: tỷ lệ sống và những lưu ý sau điều trị. Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tin tưởng vào bác sĩ sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa trị thành công.