Ung thư tuyến giáp có khả năng điều trị thành công cao nếu được tầm soát và phát hiện ở giai đoạn sớm. Vậy bạn đã hiểu đúng và đủ những vấn đề xoay quanh việc xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp hay chưa?
Menu xem nhanh:
1.Điều cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh xảy ra khi có bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp. Nó là sự xuất hiện của các tế bào ung thư và tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp của con người.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến giáp như:
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Nhiễm phóng xạ
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn
- Mắc bệnh tuyến giáp
- Một số yếu tố nguy cơ khác như: thiếu i-ốt, uống rượu bia thường xuyên, hút thuốc, thừa cân,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến giáp.
1.2. Một số triệu chứng phổ biến
Những dấu hiệu thường thấy khi người bệnh mắc ung thư tuyến giáp như sau:
- Xuất hiện các u giáp trạng
- Khàn tiếng
- Khó khăn khi nuốt
- Khó thở
- Ngoài ra, ở giai đoạn muộn sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: xuất hiện hạch ở cổ, đau xương do di căn,…
2. Tất tần tật về xét nghiệm tầm soát (sàng lọc) ung thư tuyến giáp
Tầm soát ung thư là hoạt động tiến hành các phương pháp y học chuyên sâu, nhằm phát hiện sớm các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư từ rất sớm. Trong đó, việc thực hiện phương pháp xét nghiệm trong tầm soát ung thư tuyến giáp được xem là chìa khoá góp phần nhận diện sớm mầm bệnh. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời để nâng cao tỉ lệ sống cho người mắc phải.
2.1. Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp rất khó phát hiện bởi không có hoặc có rất ít triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, cũng rất ít bệnh nhân thường xuyên đi khám tầm soát ung thư ở tuyến giáp. Thông thường, ung thư tuyến giáp chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ thăm khám một loại bệnh khác.
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh không trừ bất cứ một ai, vì thế mỗi cá nhân nên tự chủ động sàng lọc và thực hiện xét nghiệm các cần thiết trong tầm soát ung thư tuyến giáp. Dưới đây là một số những trường hợp cần đi tầm soát ung thư ngay nếu không muốn bệnh “ghé thăm”:
Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên
Nam giới ngoài 40 tuổi.
Người thường có chế độ ăn, uống thiếu i-ốt.
Người bị phơi nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học mức cao
Người có tiền sử/người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như: ung thư biểu mô tuyến giáp, FAP, MEN II, Cowden,…
Có dấu hiệu nghi ngờ như: hạch ở cổ, khó nuốt, khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
Người bị khàn tiếng, đau họng, giọng nói thay đổi, gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.
2.2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
- Với những trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm như chọc hút tế bào tuyến giáp.
- Nếu các xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến giáp âm tính, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh khác cũng như là tầm soát ung thư định kỳ
- Nếu các xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến giáp dương tính, bạn cần bình tĩnh nghe theo sự tư vấn của các bác sĩ để quá trình điều trị bệnh diễn ra đạt hiệu quả cao.
2.3. Xét nghiệm TG trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp
TG (viết tắt của Thyroglobulin) là glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào ở nang tuyến giáp và được giải phóng vào máu cùng các hormone khác. Trong đó, hormon kích thích tuyến giáp TSH chính là chất quan trọng giúp kích thích để tổng hợp và giải phóng ra TG.
Xét nghiệm TG chính là phương pháp dùng để đo hàm lượng TG có trong máu. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán các rối loạn tuyến giáp cũng như ung thư tuyến giáp. Phương pháp này được thực hiện trong một số trường hợp như:
- Kết hợp với xét nghiệm TSH trong việc điều trị ung thư tuyến giáp. Đánh giá xem tuyến giáp có sự tổng hợp TG hay không. Nếu có thì sau khi điều trị, người bệnh cần xét nghiệm TG định kỳ để theo dõi sự tái phát của bệnh.
- Kiểm tra nguyên nhân chứng cường giáp ở người bệnh, đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị với những người bị bệnh Basedow.
- Chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm tuyến giáp bán cấp và bệnh nhiễm độc giáp do sử dụng thuốc.
- Xét nghiệm đo hàm lượng TG thường được thực hiện trước và sau phẫu thuật tuyến giáp. Việc làm này giúp đánh giá hiệu quả điều trị, xem trong cơ thể còn sót lại tế bào ung thư nào hay không.
- Xét nghiệm TG và Anti-TG được sử dụng như một bộ đôi xét nghiệm vô cùng hiệu quả trong việc theo dõi tiến triển phát triển của ung thư và phát hiện sự tái phát của bệnh.
3. Những phương pháp cần thực hiện bên cạnh xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
- Siêu âm tuyến giáp: Tiến hành siêu âm tuyến giáp nhằm phát hiện các nhân giáp, đánh giá cấu trúc của tuyến giáp, cũng như xác nhận kích thước bướu tuyến giáp. Qua đó, cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến đặc điểm của khối u một cách chi tiết hơn
- Phương pháp xạ hình tuyến giáp: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống một lượng dung dịch có chứa iốt phóng xạ vừa đủ. Loại chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về bộ phận tuyến giáp và giúp hiện ra các hình ảnh cụ thể của tuyến này
- Phương pháp sinh thiết bằng kim: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô ở nhân tuyến giáp để đánh giá tế bào. Sinh thiết tuyến giáp được coi là bước cuối cùng giúp các bác sĩ khẳng định rằng người bệnh có bị ung thư tuyến giáp hay không?
Bên cạnh đó, khi tiến hành tầm soát ung thư tuyến giáp, bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín với hệ thống thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn. Có như vậy thì quá trình thăm khám của bạn mới được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả chính xác cao.