Giải mã cấu tạo máy siêu âm và lợi ích của máy

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lương Ánh Xuân

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Hiện nay, máy siêu âm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh lý. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi: bên trong chiếc máy đó là gì? Tại sao chỉ với một đầu dò nhỏ, ta có thể nhìn xuyên thấu cơ thể con người? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người nắm rõ được một số thông tin liên quan đến cấu tạo máy siêu âm.

1. Tìm hiểu về cấu tạo máy siêu âm

1.1. Cấu tạo máy siêu âm gồm những bộ phận chính nào?

Đầu dò siêu âm

Đầu dò là thiết bị cầm tay khá nhỏ gọn, sẽ chịu trách nhiệm phát và nhận sóng siêu âm phản xạ trở lại.

CPU (Bộ vi xử lý trung tâm)

CPU là não bộ của máy siêu âm. CPU thu nhận tín hiệu sóng âm phản xạ từ đầu dò, chuyển thành tín hiệu điện và quang năng để thể hiện hình ảnh lên màn hình.

Màn hình

Màn hình sẽ hiển thị hình ảnh mà đầu dò đang quét. Cho phép bác sĩ quan sát, phân tích hình ảnh trước khi đưa ra những chẩn đoán liên quan.

Máy in

Máy in được dùng để in bản cứng của hình ảnh siêu âm. Bản cứng sẽ được cung cấp cho bệnh nhân và được lưu trữ vào hồ sơ bệnh án.

Máy siêu âm được tạo thành từ 7 bộ phận cơ bản

Cấu tạo của máy siêu âm sẽ có 4 bộ phận cơ bản

1.2. Sau khi tìm hiểu về cấu tạo máy siêu âm, hãy nắm rõ nguyên lý hoạt động của máy

Nguyên lý hoạt động của máy siêu âm sử dụng âm thanh có tần số cao mà tai người thường không thể nghe hoặc phân biệt được. Khi bác sĩ sử dụng, máy sẽ phát ra những sóng siêu âm tần số cao về phía bộ phận cơ thể thông qua đầu dò, đầu dò có vai trò thu và phát sóng siêu âm. Các bộ phận như mô, xương và chất lỏng trong cơ thể, một phần hấp thụ/ truyền qua – một phần phản xạ và quay trở lại đầu dò. Khi xảy ra phản xạ, sóng phản xạ sẽ được máy ghi lại. Mô hình của những phản xạ này được dùng để tạo ra hình ảnh trực quan của cơ quan bên trong và các mô của cơ thể.

Ở các loại máy siêu âm được sử dụng phổ biến, tần số sóng siêu âm nằm trong khoảng 2 – 5 MHZ. Một số đầu dò chuyên biệt của máy siêu âm có thể phát với tần số 20 – 22MHz. Tần số của máy siêu càng cao thì bước sóng càng ngắn, độ suy giảm càng lớn, nhưng hình ảnh thu được sẽ săc nét hơn. Việc giảm đi tần số và khả năng hấp thụ cho phép bác sĩ nghiên cứu cấu trúc cơ thể và những đặc điểm khác.

2. Các loại máy siêu âm

2.1. Máy 2D

Máy siêu âm 2D thông thường sẽ được sử dụng trong siêu âm tổng quát sản phụ khoa. Máy có khả năng tạo hình ảnh 2 chiều cho thấy những gì bên trong cơ thể. Với công nghệ 2D, cho phép cung cấp các hình ảnh cơ bản về kích thước, cấu trúc của các bộ phận bên trong cơ thể, tim thai và sự phát triển của thai nhi, tính toán tuổi thai, dự sinh…

Ngoài ra, máy siêu âm 2D còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như tim mạch, phụ khoa.

2.2. Máy 3D

Máy siêu âm 3D hay còn gọi là máy siêu âm 3 chiều có thể chụp các hình ảnh 2D khác nhau ở khu vực cần kiểm tra bằng sự chuyển động của đầu dò. Các hình ảnh này sẽ được chồng lên bằng phần mềm chuyên dụng được tích hợp trong máy, tạo ra mô hình 3D.

Hình ảnh 3D có công dụng dùng để kiểm tra thai nhi và phát hiện kịp thời những bất thường bên trong cơ thể con người. Ngoài ra siêu âm 3D còn được ứng dụng trong hình ảnh tim mạch.

2.3. Máy 4D

Hiện nay, máy siêu âm 4D dần được phát triển và sử dụng rộng rãi trong y khoa. Đây được xem là một phiên bản nâng cấp hơn nhiều so với siêu âm 3D, hình ảnh 3D được hình ảnh từ thời gian thực, thường được sử dụng trong sản khoa. Siêu âm 4D giúp bác sĩ có thể nhìn thấy được những thay đổi, những chuyển động nhỏ nhất của thai nhi như cười, nhăn mặt, mút tay…

2.4. Máy 5D

Tiếp nối những ưu điểm của các dòng máy trước đó, máy 5D được thêm nhiều tính năng vượt trội giúp cung cấp hình ảnh 5D chi tiết từng đường nét kết hợp hình ảnh 4D và ánh sáng để tạo được những hình ảnh rõ nét nhất bên trong cơ thể.

2.5. Máy Doppler

Doppler là hiệu ứng dựa trên sóng âm thanh phản xạ từ các vật thể chuyển động. Máy siêu âm tích hợp với nguyên lý này tạo thành máy Doppler. Vì vậy mà nó được dùng để nghiên cứu lưu lượng máu qua tim và các mạch máu trong cơ thể. Hiệu ứng này được mã hóa thành màu sắc, âm thành…

2.6. Máy cầm tay

Máy siêu âm loại cầm tay là một dòng máy có đầy đủ tính năng nhưng được thiết kế tiện lợi, nhỏ gọn, có thể cầm tay, thuận lợi cho việc khám bệnh linh động, nhanh chóng.

Các dòng máy siêu âm có cấu tạo khác nhau

Có 6 dòng máy siêu âm khác nhau

2. Lợi ích của máy siêu âm

2.1. Chẩn đoán nhanh, chính xác

Máy siêu âm giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường bên trong cơ thể như u, nang, viêm, tụ dịch… một cách chính xác và nhanh chóng.

2.2. An toàn, không xâm lấn

Siêu âm không sử dụng tia X, không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe – đặc biệt an toàn với thai phụ và trẻ nhỏ.

2.3. Theo dõi thai kỳ hiệu quả

Máy siêu âm là công cụ quan trọng trong sản khoa, giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện dị tật bẩm sinh và kiểm tra sức khỏe mẹ bầu.

2.4. Hỗ trợ điều trị và can thiệp y khoa

Siêu âm hướng dẫn các thủ thuật như chọc hút dịch, sinh thiết… giúp thực hiện chính xác hơn và giảm rủi ro.

2.5. Ứng dụng đa chuyên khoa

Máy siêu âm được dùng trong nhiều lĩnh vực như: tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, sản – nhi khoa…

2.6. Thân thiện, dễ tiếp cận

Quy trình siêu âm nhanh, chi phí hợp lý, phù hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân.

Lợi ích của máy siêu âm

Máy siêu âm hỗ trơ rất nhiều trong quá trình chẩn đoán bệnh lý

Mỗi bộ phận trong máy siêu âm không chỉ là linh kiện kỹ thuật – mà còn là yếu tố quyết định độ chính xác, tốc độ và khả năng ứng dụng thực tiễn. Việc hiểu rõ cấu tạo máy móc thiết bị y tế giúp người dùng lựa chọn đúng thiết bị, sử dụng tối ưu và nâng cao hiệu quả chẩn đoán. Hi vọng thông qua bài viết trên, mọi người có thể có cho mình những thông tin hữu ích về cấu tạo máy siêu âm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital