Giải đáp: trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao

Tham vấn bác sĩ

Trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao hiện là thắc mắc của không ít bố mẹ. Lý do là bởi các bé 3 tháng tuổi còn quá non nớt, nhiều cơ quan phát triển chưa hoàn thiện, khi bị bệnh rất nhanh diễn tiến trở nặng. Xem ngay bài viết dưới đây để cập nhật cách xử lý bé 3 tháng tuổi mắc cảm cúm một cách khoa học và hiệu quả nhé.

1. Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết trẻ 3 tháng đã mắc cảm cúm

Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm khi virus cúm xâm nhập vào đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Vì đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nên trẻ nhỏ rất dễ bị lây cảm cúm qua tiếp xúc gần hoặc chia sẻ đồ dùng với người mắc bệnh.

Giải đáp: trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao-1

Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết trẻ 3 tháng đã mắc cảm cúm

Khi trẻ bị nhiễm cảm cúm, trẻ 3 tháng tuổi sẽ xuất hiện dần các dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Bé tắc mũi, gây khó khăn trong việc hô hấp.

– Bé bị chảy nước mũi, ban đầu nước mũi sẽ trong và loãng. Sau đó, nước mũi sẽ trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây.

– Phần lớn trẻ bị cảm cúm sẽ có sốt nhẹ, khoảng 38 độ C.

– Trẻ sẽ hắt hơi và ho nhiều.

– Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn hơn.

2. Bé 3 tháng nghi mắc cảm cúm cần được đi khám càng sớm càng tốt

Cảm cúm ở trẻ 3 tháng tuổi không phải bệnh nguy hiểm nhưng một số biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra. Do đó, bố mẹ vẫn nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định tình trạng bệnh và được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Giải đáp cách điều trị và chăm sóc trẻ 3 tháng bị cảm cúm-2

Bé 3 tháng nghi mắc cảm cúm cần được đi khám càng sớm càng tốt

Một số biến chứng nặng và nguy hiểm bé 3 tháng tuổi mắc bệnh cảm cúm có thể gặp phải gồm:

– Viêm phổi, viêm não, viêm cơ, viêm cơ tim, suy hô hấp và suy thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, các bố mẹ tuyệt đối không thể chủ quan.

– Nhiễm trùng huyết. Biến chứng này có thể gây suy nội tạng hoặc tử vong nếu bé cảm cúm không được điều trị đúng phương pháp và thời gian.

– Bệnh tiến triển nhanh gây tình trạng nguy kịch ở những trẻ đã mắc bệnh mãn tính hoặc có các bệnh lý nền về tim mạch hoặc hô hấp.

– Mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng có thể xảy ra, dẫn đến sự suy kiệt và nguy cơ tử vong cao ở trẻ cảm cúm.

– Xoang hoặc nhiễm trùng tai cũng là những biến chứng mà bé cảm cúm có thể gặp phải.

3. Hướng dẫn chi tiết trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao

Nếu nhà có trẻ 3 tháng tuổi mắc cảm cúm, các bố mẹ có thể tham khảo hướng dẫn điều trị và chăm sóc cho con như sau:

3.1. Cho bé uống thuốc trị cảm cúm đúng theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi được bác sĩ thăm khám, xác định bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, việc của bố mẹ cần làm là tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cần cho bé uống thuốc đầy đủ liều lượng mỗi ngày.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ mắc cảm cúm, mẹ cũng nên tăng cữ bú và lượng bú cho con nhiều hơn. Điều này vừa giúp bù nước, bù điện giải hiệu quả, vừa giúp tăng sức đề kháng để bệnh của bé chóng khỏi.

Lưu ý rằng, bệnh cảm cúm ở trẻ rất dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị triệt để. Do đó, bố mẹ tuyệt đối tránh trường hợp tự ý cho con dừng thuốc khi quan sát thấy sức khỏe của bé đã hồi phục.

3.2. Kết hợp chăm sóc bé đúng cách

Bên cạnh việc cho con uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần kết hợp chăm con đúng cách:

– Vệ sinh đường hô hấp cho bé mỗi ngày. Bố mẹ có thể dùng bộ xịt rửa mũi để giúp con làm sạch và thông thoáng đường thở.

– Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng của bé 3 tháng. Khi không khí được làm ẩm, chất nhầy trong đường hô hấp của bé giảm xuống, việc hít thở của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4. Những cách phòng tránh cảm cúm hiệu quả cho trẻ nhỏ

Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm hiện là giải pháp giúp trẻ ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả hiện nay. Ở Việt Nam hiện có 03 loại vắc xin giúp trẻ phòng ngừa cúm là vắc xin Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, GC Flu Quadrivalent. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trẻ từ 6 tháng mới có thể tiêm được các loại vắc xin này.

Giải đáp cách điều trị và chăm sóc trẻ 3 tháng bị cảm cúm-2

Tiêm vắc xin phòng cúm là giải pháp giúp trẻ ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả hiện nay

Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm cảm cúm:

– Không cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cảm cúm.

– Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Trường hợp bé bắt buộc phải ra ngoài thì bố mẹ hãy đảm bảo cho con đeo khẩu trang cẩn thận.

– Hạn chế cho trẻ chạm tay vào mặt. Tay là bộ phận hay cầm, nắm, sờ đồ vật nên có khả năng cao mang theo những virus, vi khuẩn gây bệnh. Bố mẹ nên giáo dục trẻ bỏ thói quen chạm tay vào mặt và cũng hạn chế cho người khác chạm tay vào mặt mình.

– Thực hiện việc rửa tay sạch sẽ và duy trì vệ sinh tay thường xuyên. Bé nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô bằng khăn giấy.

– Xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ bằng việc cung cấp chế độ ăn uống đầy đủ, giấc ngủ đủ và thúc đẩy hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi.

– Bổ sung vitamin C cho bé. Theo các chuyên gia, vitamin C có tác dụng tuyệt vời trong tăng sức đề kháng và phòng ngừa các biến chứng của cúm. Bố mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con bằng cách tăng cường cho bé ăn các thực phẩm như: rau bắp cải, rau bina, uống một ly nước cam hay chanh mật ong mỗi ngày.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho không gian sống của gia đình, đặc biệt là phòng của bé.

Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao tới các bố mẹ. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn về vắc xin phòng cảm cúm cho trẻ, bố mẹ liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tận tình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital