Giải đáp: thời điểm nào cần tiêm vắc xin phế cầu cho bé?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin phế cầu cho bé thời điểm nào, cần lưu ý những gì chắc hẳn được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp cho mẹ những thắc mắc trên.

1. Tổng quan về tiêm vắc xin phế cầu. Tiêm vắc xin phế cầu bé có bị sốt không?

1.1. Tổng quan về tiêm vắc xin phế cầu

Đây là một loại vắc xin có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh lý và biến chứng do vi khuẩn phế cầu gây ra đồng thời giúp cơ thể sản sinh ra kháng nguyên.

Phế cầu là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Phế cầu là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Thông thường loại vắc xin này sẽ được chỉ định tiêm bắp, các vị trí hai bên đùi của trẻ hoặc cánh tay.

Những loại vắc xin phế cầu phổ biến hiện nay bao gồm:

⁃ Synflorix: đây là vắc xin xuất xứ Bỉ, ngăn được 10 chủng phế cầu khuẩn và phòng được viêm phổi, viêm tai giữa. Loại này được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tuần- 5 tuổi.

⁃ Prevenar 13: xuất xứ Mỹ và ra đời sau Synflorix. Đây là một loại vắc xin “thế hệ mới” bởi nó có thể ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn, phòng chống ngăn ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Loại này được khuyến cáo sử dụng cho trẻ tuần tuổi trở lên ( áp dụng dùng cho cả người lớn).

⁃ Pneumo 23: xuất xứ từ Pháp và có khả năng ngăn ngừa tới 23 chủng phế cầu khác nhau. Nhưng nhược điểm lớn nhất của loại vắc xin này là không phòng được viêm tai giữa, viêm phổi. Loại này được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

1.2. Tiêm vắc xin phế cầu có bị sốt không?

Trẻ bị sốt sau khi tiêm là phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm phế cầu hoặc tiêm các loại vắc xin nói chung. Phản ứng này hết sức bình thường, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng với vắc xin nên cha mẹ đừng quá lo lắng khi con bị sốt sau khi đi tiêm về.

Cơn sốt này đa phần sẽ thường nhẹ, dao động trên dưới 38 độ C kèm theo đó là đau nhức nhẹ ở vị trí tiêm và sẽ biến mất trong 24 giờ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tiêm cùng loại vắc xin, cùng lô nhưng có trẻ bình thường còn có một số ít trẻ lại có phản ứng khá mạnh như sốt cao, co giật tím tái thậm chí là sốc phản vệ. Điều này cho thấy việc sốc phản vệ không phải ở chất lượng vắc xin mà nằm ở cơ địa từng trẻ.

Nếu trẻ đi tiêm về mà gặp tình trạng sốt nhẹ thì ba mẹ không nên quá lo lắng vì đó là phản ứng phụ thường gặp. Tuy nhiên nếu sốt cao đi kèm biểu hiện bất thường gia đình cần đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.  Ngoài ra để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm, đảm bảo đủ số mũi tiêm cần thiết, nghe lời bác sĩ và lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín an toàn.

2. Thời điểm nào cần tiêm vắc xin phế cầu cho bé?

Vắc xin phế cầu thường được áp dụng tiêm cho các bé từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Bé sẽ được tiêm ở vùng cơ delta ở cánh tay hoặc đùi tùy vào từng độ tuổi.

Thực tế các bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể tiêm được vắc xin phế cầu

Thực tế các bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể tiêm được vắc xin phế cầu

Những thời điểm cần tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ:

2.1. Trẻ đủ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

Trong độ tuổi này thường bác sĩ sẽ khuyến cáo tiêm vắc xin theo 2 liệu trình 3 liều cơ bản hoặc 2 liều cơ bản.

– 3 liều cơ bản: liều đầu tiên diễn ra khi trẻ đủ 2 tháng. Liều thứ thứ 2 cách liều 1 khoảng 1 tháng và liều thứ 3 cách liều 2 cũng khoảng 1 tháng. Liều nhắc lại trẻ sẽ được tiêm thêm sau 6 tháng tiếp theo.

– 2 liều cơ bản: liều đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu khoảng 2 tháng. Liều nhắc lại ít nhất sau liều tiêm cơ bản cuối cùng 6 tháng.

Mỗi liều tiêm chỉ nên dùng 0,5ml vắc xin.

2.2. Áp dụng cho trẻ sinh non ở trong khoảng tuần 27 của thai kỳ

Đôi với trường hợp sinh non thì cần áp dụng liều tiêm theo chỉ định của bác sĩ khoa. Thay vì áp dụng 2 liệu trình (3 liều và 2 liều cơ bản) như trên, trẻ cần tiêm đủ 4 liều (mỗi liều tiêm 0.5ml).

3 liều tiêm đầu áp dụng ngay khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 và 3 cách liều đầu 1 tháng. Liều nhắc lại thứ 4 thì cách 6 tháng.

2.3. Trường hợp trẻ từ 7 – 11 tháng nhưng chưa từng tiêm vắc xin phế cầu

Trẻ đủ 7 đến 11 tháng: áp dụng liệu trình tiêm 2 liều cơ bản. Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ có độ tuổi trong khoảng từ 7 – 11 tháng. Liều thứ 2 cách liều đầu khoảng 1 tháng và liều thứ 3 sẽ tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi hoặc cách các liều thứ 2 khoảng 2 tháng.

2.4. Trường hợp trẻ đủ 12 đến 23 tháng tuổi

Tiêm 2 liều (mỗi liều 0,5ml) cách nhau ít nhất 2 tháng.

2.5. Trường hợp trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi

Cần tiêm đủ 2 liều vắc xin phế cầu (mỗi liều tiêm 0,5ml), cách nhau ít nhất 2 tháng.

3. Lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin phế cầu cho bé

3.1. Lưu ý trước khi tiêm vắc xin phế cầu

Nhằm đảm bảo việc tiêm phòng phế cầu cho bé được thuận lợi, suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi cho bé đi tiêm:

– Tránh để bé bú quá ít hoặc quá no. Bú ít có thể khiến bé tụt đường huyết còn no quá gây ra tình trạng nôn trớ làm ảnh hưởng đến quy trình tiêm.

– Mẹ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi tiêm cho bé để đề phòng nhiễm trùng.

– Nếu bé đang gặp phải các vấn đề sức khỏe (ốm, ho, sốt) hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh thì mẹ cần phải thông báo với bác sĩ trước khi cho bé tiêm.

3.2. Sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây sau khi tiêm phòng vắc xin phế cầu cho bé:

– Ở lại địa điểm tiêm chủng sau khi tiêm khoảng 30- 40 phút. Thời điểm này quan trọng vì nếu bé có biểu hiện đối kháng, phản ứng, không thích ứng với kháng sinh thì lúc đó sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường. Ở lại địa điểm tiêm chủng có các y bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn và cấp cứu xử trí kịp thời nếu như bé có phản ứng bất thường nghiêm trọng.

– Bố mẹ theo dõi bé sát sao trong 3- 4 ngày sau tiêm để kịp thời phát hiện sốt các phản ứng phụ khác và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp nếu bé sốt dưới 38.5 độ C thì không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt mà mẹ có thể chườm ấm hoặc chườm mát cho con. Còn nếu như sốt trên 38.5 độ C thì mẹ cần dùng thuốc để tránh khả năng sốt cao co giật. Nếu bé sốt cao không hạ khi đã dùng thuốc mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

– Bổ sung dưỡng chất, dinh dưỡng cho bé từ những thực phẩm giàu vitamin, protein như: thịt, cá, hạnh nhân,..các loại hoa quả nhằm giúp bé tăng cường khả năng đề kháng, giảm phản ứng phụ.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm vắc xin phế cầu cho bé an toàn, tin cậy

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm vắc xin phế cầu cho bé an toàn, tin cậy

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong số các địa chỉ tiêm chủng uy tín, tin cậy được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn tin tưởng. Bên cạnh những gói tiêm đa dạng đầy đủ cho trẻ từ 0- 24 tháng tuổi thì Thu Cúc TCI cũng triển khau các gói cho thanh thiếu niên, tiền hôn nhân, mẹ mang thai và người trưởng thành.

Nếu còn bất kì thắc mắc về tiêm vắc xin phế cầu cho bé thì quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital