Các mũi tiêm và lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt do sức đề kháng còn non yếu. Tiêm chủng là một trong những phương án hữu hiệu nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Dưới đây là những thông tin về những mũi tiêm và lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần ghi nhớ.

1. Những lý do mà trẻ sơ sinh cần tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch?

Trước khi tìm hiểu về lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh cần phải được tiêm chủng đầy đủ những mũi vắc xin đầu đời.

Sau khi sinh, trẻ sơ sinh chưa thiết lập được hệ thống miễn dịch một cách hoàn chỉnh nên hoàn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như virus, vi khuẩn, nhiệt độ, ký sinh trùng,… Vắc xin ra đời với vai trò bảo vệ người tiêm khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Đối với trẻ sơ sinh, vắc xin còn cần thiết hơn cả vì lúc này trẻ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Chính vì vậy, “nghĩa vụ” của các bậc phụ huynh là ghi nhớ đầy đủ lịch tiêm của trẻ sơ sinh và cho trẻ đi khám đúng thời gian. Điều này không chỉ cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn cho những trẻ ở độ tuổi lớn hơn.

Trẻ sơ sinh còn “non yếu” nên rất cần sự bảo vệ từ bên ngoài.

Trẻ sơ sinh còn “non yếu” nên rất cần sự bảo vệ từ bên ngoài.

Dưới đây là những liệt kê các lý do mà cha mẹ cần hoàn thành các mũi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đó là:

– Sau khi trẻ sinh, miễn dịch thụ động truyền từ mẹ sang con sẽ giảm dần. Khi mang thai, lượng kháng thể có trong cơ thể mẹ sẽ được truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai, những tháng cuối thai kỳ lượng kháng thể được đánh giá là nhiều nhất. Sau khi ra đời, nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn và mẹ có chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt thì trẻ cũng tiếp tục được nhận thêm một lượng kháng thể nữa thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng được uống sữa mẹ hoàn toàn, cũng có khi do khả năng hấp thụ, trẻ không nhận đủ lượng kháng thể cần thiết. Trong khi đó, kháng thể thụ động khi mang thai đã dần cạn. Nếu được tiêm chủng đúng thời gian, cơ thể trẻ sơ sinh sẽ kích hoạt được sự sản sinh kháng thể sớm nhất, giúp bảo vệ trẻ kịp thời.

– Khác với thời gian còn trong bụng mẹ, khi trẻ sinh ra sẽ phải tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài. Những yếu tố như khí hậu, độ ẩm, virus, vi khuẩn,…đều có thể là tác nhân khiến cho trẻ bị bệnh. Những trẻ bị sinh non, nhẹ cân hoặc bị những bệnh lý bẩm sinh thì việc tiêm chủng càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trẻ.

– Việc thực hiện đúng lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh giúp trẻ không bị bỏ lỡ “giai đoạn tiêm chủng vàng” vì có một số loại vắc xin cần tiêm đúng thời điểm nhất định. Nếu trẻ không được tiêm đúng lịch, việc tiêm phòng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

2. Lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh và những điều cần biết

2.1. Lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh: Mũi 1 viêm gan B

Mẹ bầu bị viêm gan B, tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi là 30 đến 40%. Nhưng nếu virus của mẹ đang ở trạng thái hoạt động thì tỷ lệ này tăng lên thành 85 đến 90%. Thai nhi có thể lây HBV (virus gây viêm gan B) từ lúc còn trong thai kỳ, hoặc cho đến tận lúc sinh mới có thể bị nhiễm. Ngoài ra, sau khi ra đời, nếu không cẩn thận để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh viêm gan B (thông qua các tổn thương ở da và niêm mạc), trẻ sơ sinh cũng dễ dàng bị mắc bệnh.

Đối với căn bệnh viêm gan B, nếu nhiễm virus càng sớm thì khả năng biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan càng cao. Tỷ lệ trẻ em bị biến chứng thành viêm gan mạn tính cao hơn nhiều so với người lớn. Chính vì vậy, nếu không may để trẻ sơ sinh nhiễm HBV thì hậu quả sẽ rất khó lường trước.

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo cần thực hiện tiêm đầy đủ mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay khi trẻ mới ra đời (trong vòng 24h sau sinh). Đây chính là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng mũi viêm gan B cho trẻ.

Thông thường trẻ sẽ được tiêm viêm gan B ngay tại các bệnh viện sau khi sinh.

Thông thường trẻ sẽ được tiêm viêm gan B ngay tại các bệnh viện sau khi sinh.

Ngay sau mũi tiêm sơ sinh này, trẻ có thể được nhắc lại thông qua các mũi vắc xin kết hợp 6 trong 1, 5 trong 1 hoặc các mũi viêm gan B đơn lẻ.

2.2 Lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh: Mũi 2 vắc xin Lao

Lao từng là căn bệnh “vô phương cứu chữa” trong quá khứ, khi mà vắc xin phòng lao chưa ra đời. Bệnh lao lây qua đường hô hấp nên đặc biệt dễ lây lan. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch non là đối tượng nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này. Người lớn mắc lao còn đòi hỏi điều trị dài kỳ và khó khăn, nếu trẻ sơ sinh không may mắc phải bệnh này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần phải phòng lao đầy đủ. Thời gian tối đa cần tiêm đủ là 1 tháng sau khi sinh. Đây là thời điểm vàng để tiêm phòng bệnh lao cho trẻ.

Vắc xin lao chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh lao cả đời mà không cần tiêm nhắc lại. Điều đó không có nghĩa là đã tiêm lao thì sẽ không mắc lao 100%. Mặc dù vắc xin có thể bảo vệ người tiêm lên đến 90%, nhưng 10% còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: khả năng tiếp nhận, sản sinh kháng thể của từng cá nhân, chất lượng vắc xin,….

2.3 Nhỡ lịch tiêm chủng của trẻ, cha mẹ phải làm sao?

Tiêm đúng lịch, đúng thời điểm là nguyên tắc tiêm chủng tối ưu, mang đến nhiều lợi ích nhất cho trẻ. Việc thực hiện tiêm chủng không đúng với lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh có thể khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nhất là khi môi trường sống của trẻ đang có dịch bệnh. Việc tiêm chủng muộn có thể làm giảm tác dụng của vắc xin, từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ bảo vệ của chúng.

lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần ghi nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng lao trước khi trẻ được 1 tháng tuổi.

Thực tế, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, cha mẹ có thể quên mất lịch tiêm cho con hoặc do thời điểm tiêm, điều kiện sức khỏe của trẻ chưa đáp ứng nên sẽ phải hoãn tiêm. Khi đó, lời khuyên dành cho cha mẹ là:

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ về lịch tiêm bù

– Nếu lý do trẻ không thể tiêm đúng lịch là do hết vắc xin trong chương trình tiêm mở rộng của nhà nước thì cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm dịch vụ tại các phòng tiêm bên ngoài. Điều này đảm bảo trẻ vẫn có thể được tiêm phòng đúng thời điểm.

Trên đây là những thông tin về 2 mũi tiêm cơ bản dành cho trẻ sơ sinh là mũi viêm gan B và mũi lao. Nếu cần giải đáp thêm về các loại vắc xin, vui lòng liên hệ đến Phòng tiêm chủng của Thu Cúc TCI bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital