Sỏi niệu quản là một trong những loại sỏi thường gặp nhất ở hệ tiết niệu, chỉ đứng sau sỏi thận. Sỏi niệu quản có tán được không, tán bằng những giải pháp nào. Tất cả thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Vậy sỏi niệu quản có tán được không?
Sỏi niệu quản có tán được không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Khác với thận và bàng quang, niệu quản là bộ phận nhỏ và hẹp, mắc sỏi ở đây sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. Cụ thể là tắc nghẽn đường tiểu, ứ nước tại thận dẫn đến suy thận, hoặc sỏi cọ xát gây đau đớn, viêm nhiễm lâu dài… Tuy nhiên, rất may mắn dù niệu quản khá hẹp, sự xuất hiện của các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đã có thể giúp người bệnh loại bỏ sỏi niệu quản mà không cần phải mổ mở. Sỏi niệu quản có thể tán được bằng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
2. Những phương pháp tán sỏi niệu quản
Giai đoạn chưa có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng thường rất hoang mang vì sỏi to sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Mổ mở gây đau đớn, thương tổn nặng nề, lâu hồi phục và rủi ro cao hơn như chảy máu, viêm nhiễm sau mổ.
Hiện nay, 3 phương pháp tán sỏi được áp dụng cho sỏi niệu quản đều không phải mổ mở đau đớn, đem lại sự thoải mái và an tâm cho người bệnh mắc sỏi niệu quản. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước sỏi niệu quản mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tán sỏi như sau:
2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là tên gọi dành cho phương pháp chỉ tác động bên ngoài cơ thể mà không có bất cứ xâm lấn hay đau đớn gì. Bệnh nhân sẽ nằm yên trên máy tán sỏi với tư thế thoải mái, sóng xung kích từ máy sẽ được phát ra và hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi, khiến sỏi vỡ thành mảnh nhỏ. Các vụn sỏi nhỏ sẽ được bài tiết từ từ theo đường tự nhiên để ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu.
Tán sỏi ngoài cơ thể có nhiều ưu điểm nổi bật như giúp bệnh nhân làm sạch sỏi mà không có tác động dao kéo trên người, không hề đau đớn, thoải mái. Bệnh nhân chỉ cần nằm thư giãn từ 30 – 45 phút trên máy tán sỏi và sau đó được xuất viện về nhà luôn.
Phương pháp này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân mắc sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận với kích thước bé hơn 1cm. Do đó, bệnh nhân mắc sỏi niệu quản cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, xác định tình trạng sỏi để áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả này.
2.2. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Vậy đối với những viên sỏi niệu quản ⅓ trên lớn hơn 1cm thì sao – áp dụng phương pháp nào? Câu trả lời đó chính là bệnh nhân thường sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Đây là phương pháp dành cho những viên sỏi có kích thước lớn, sỏi rắn, sỏi san hô lâu năm thay cho mổ mở truyền thống. Tán sỏi qua da tạo một vết trích nhỏ trên lưng, chỉ bằng đầu bút bi để nong đường hầm nhỏ, đưa dụng cụ nội soi vào nơi viên sỏi đang cư trú và dùng năng lượng laser để bắn vỡ sỏi. Những mảnh vụn này sẽ được bơm hút sạch sẽ ra ngoài.
Với phương pháp này, vết trích trên lưng bệnh nhân chỉ khoảng 5mm, rất nhỏ và không hề ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bệnh nhân cũng ít đau hơn do phương pháp này ít xâm lấn, nhanh hồi phục hơn sau tán. Cụ thể chỉ cần khoảng 3 – 5 ngày là bệnh nhân có thể xuất viện về nhà. Nguồn năng lượng laser này chỉ tán vỡ sỏi mà không ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác, giúp bảo tồn chức năng thận một cách tối đa.
2.3. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Đối với sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới, tán sỏi nội soi ngược dòng được đánh giá là giải pháp ưu việt thay vì mổ mở lấy sỏi. Cụ thể, phương pháp này dùng dụng cụ nội soi đi theo đường tự nhiên, từ niệu đạo, qua bàng quang rồi đến niệu đạo, xác định chính xác vị trí sỏi và bắn vỡ chúng bằng nguồn năng lượng laser. Tương tự như tán sỏi qua da, các mảnh vụn sỏi cũng sẽ được bác sĩ bơm hút sạch ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng đi theo đường tự nhiên nên hoàn toàn không có vết mổ, không đau, không để lại sẹo hay bất cứ tổn thương cơ thể nào. Người bệnh có thể xuất viện sau 1 ngày và trở lại sinh hoạt bình thường sau tán sỏi.
3. Lưu ý cho người mắc sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể có kích thước rất nhỏ nhưng khi kẹt ở niệu quản có thể vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi biết mình có sỏi niệu quản, dù chưa có dấu hiệu hay triệu chứng gây đau thì bệnh nhân cũng cần điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, sau khi sỏi niệu quản đã được điều trị bằng các giải pháp công nghệ cao, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, giúp hệ bài tiết hoạt động tốt và tránh để lại lắng cặn trong thận gây nên sỏi.
- Ăn ít muối, tăng cường bổ sung các loại rau củ quả xanh tươi.
- Cần luyện tập thể dục thể thao, có chế độ sinh hoạt điều độ.
- Không nhịn tiểu, sau tán sỏi ngoài cơ thể thì cần bổ sung nhiều nước để nhanh chóng đẩy hết các vụn sỏi ra ngoài.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc (nếu có). Tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe, phòng tránh tái pahst.
Bài viết này đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc sỏi niệu quản có tán được không. Sỏi niệu quản tiến triển âm thầm và rất nguy hiểm, do đó bạn cần sớm điều trị chứ không nên “ôm” sỏi trong người. Bên cạnh đó cũng c phòng ngừa sỏi từ những hành động nhỏ nhất như uống nước, ăn uống, sinh hoạt khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.