Giải đáp những thắc mắc về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ, và có tỷ lệ tử vong rất cao do thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng ung thư cổ tử cung.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là gì?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung được áp dụng cho trẻ gái và phụ nữ độ tuổi từ 9-26.

Tiêm phòng vắc xin HPV được xem là một biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả vì giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Các vắc xin sẽ bảo vệ bạn khỏi sự lây nhiễm với một số loại HPV cụ thể. Tiêm phòng HPV phát huy tối đa tác dụng khi được tiêm ở thời điểm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục, bởi khi đã quan hệ tình dục khả năng đã nhiễm HPV là có thể.
Hiện nay, 2 loại vắc-xin được FDA phê chuẩn chích ngừa ung thư cổ tử cung là Gardasil và Cervarix. Chích ngừa HPV được phê duyệt giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và mụn cóc sinh dục.
Ai có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung?

tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung (2)

FDA phê chuẩn 2 loại thuốc được sử dụng chích ngừa ung thư cổ tử cung là Gardasil và Cervarix.

Các loại vắc xin được chấp thuận để sử dụng cho trẻ gái từ 9-26 tuổi.
Các vắc-xin có hiệu quả nhất nếu được tiêm tại thời điểm trẻ gái và phụ nữ chưa tiếp xúc với tình dục, chưa tiếp xúc với các loại HPV (6, 11, 16, 18).
Trẻ em gái và phụ nữ đã quan hệ tình dục vẫn có thể  được hưởng lợi từ thuốc tiêm chủng, nếu họ chưa tiếp xúc với các loại HPV mà thuốc phòng ngừa. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem mình có phù hợp hay không.
Ai không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Bạn không nên tiêm phòng nếu:
– Nhạy cảm với với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
– Đang bị bệnh truyền nhiễm cấp tính từ trung bình đến nặng (bạn có thể chờ cho tới khi khỏi bệnh).
– Rối loạn chảy máu khiến cơ thể bị bầm tím, chảy máu hoặc nếu bạn đang dùng thuốc điều trị chống đông.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung có phòng ngừa ung thư cổ tử cung 100%?

chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung-1

Có rất nhiều loại HPV, vắc xin không bảo vệ chống lại tất cả. Do đó, chị em phụ nữ vẫn nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.

Cũng như tất cả các loại tiêm chủng khác, tiêm phòng HPV không thể bảo vệ ung thư cổ tử cung 100%.
Hơn nữa, khoảng 30% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do loại HPV mà thuốc vắc xin không bảo vệ chống lại. Nói cách khác, vắc-xin chủng ngừa HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV.
Do đó, tiêm phòng ung thư cổ tử cung không thể thay thế cho thói quen tầm soát bệnh. Những người đã tiêm phòng vẫn nên thực hiện Pap smear ba năm một lần, và đây là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital