Vì nhiều lý do khác nhau, câu hỏi: khám sức khỏe công ty có xét nghiệm HIV không là một trong những thắc mắc được nhiều người lao động quan tâm nhất. Với bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về danh mục khám sức khỏe công ty
Việc thực hiện khám sức khỏe công ty là quyền lợi của người lao động đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp luật khác. Cụ thể, theo Thông tư 14/2013/TT-BYT về việc thực hiện khám sức khỏe, các danh mục khám bắt buộc phải có khi tổ chức khám sức khỏe công ty bao gồm:
– Thông tin y tế: Họ và tên, năm sinh, lịch sử công tác, tiền sử bệnh của gia đình, tiền sử bệnh của người lao động, tiền sử bệnh nghề nghiệp…
– Khám thể lực: Kiểm tra chỉ số chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, chỉ số BMI.
– Khám lâm sàng: Khám Nội khoa (hệ tuần hoàn, cơ xương khớp, gan mật…), ngoại khoa, sản – phụ khoa (chỉ áp dụng với người lao động nữ), tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, nhãn khoa, da liễu.
– Xét nghiệm máu, X-quang. Trong trường hợp bác sĩ chỉ định các xét nghiệm khác, người lao động có thể thực hiện theo chỉ định và kết quả được bổ sung vào hồ sơ sức khỏe.
Tùy lựa chọn của từng doanh nghiệp, danh mục khám có thể bổ sung thêm một số nội dung thăm khác khác. Đặc biệt, với những doanh nghiệp đặc thù có bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng, nội dung khám sức khỏe định kỳ sẽ phải đảm bảo có những danh mục khám chuyên sâu theo quy định của chuyên ngành đó.
2. Trả lời câu hỏi: Khám sức khỏe công ty có xét nghiệm HIV không?
Xét nghiệm HIV thường được thực hiện với mẫu bệnh phẩm là máu. Trong khi đó, xét nghiệm máu lại là một danh mục khám bắt buộc khi khám sức khỏe định kỳ. Nếu vậy, xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ có phát hiện được HIV không?
2.1. Tham gia khám sức khỏe công ty có xét nghiệm HIV không?
Trên thực tế, theo quy định trong Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc thực hiện xét nghiệm máu khi đi khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ chỉ bao gồm xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hóa. Trong đó, kết quả của 2 loại xét nghiệm máu này sẽ đem lại những kết quả như sau:
– Xét nghiệm huyết học: Cho biết nhóm máu, đo lường các chỉ số cần thiết về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu – đây là thông số quan trọng để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về hệ tạo máu như: thiếu máu, ung thư tủy, suy tủy…
– Xét nghiệm sinh hóa: Đây là loại xét nghiệm định lượng nồng độ hay hoạt độ của một số hợp chất trong máu. Qua đó, xét nghiệm giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như ure máu giúp đánh giá chức năng thận, bilirubin dùng để theo dõi bệnh lý vàng da, chỉ số đường huyết nhằm đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường…
Như vậy, bạn có thể thấy rằng xét nghiệm máu khi khám định kỳ tại công ty không thể phát hiện được HIV. Hơn thế, luật pháp quy định rất rõ rằng việc xét nghiệm HIV là tự nguyện. Như vậy, để có thể thực hiện xét nghiệm HIV khi khám sức khỏe định kỳ thì công ty phải có được sự đồng thuận từ phía người lao động.
2.2. Một số ngành nghề bắt buộc thực hiện xét nghiệm HIV
Việc xét nghiệm HIV là không bắt buộc trong đa số các danh mục khám sức khỏe doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số ngành nghề vẫn có quy định bắt buộc người lao động phải thực hiện xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Và khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp thì xét nghiệm HIV cũng là một danh mục bắt buộc phải có với các đơn vị này.
Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm HIV được quy định tại Điều 28, Luật phòng, chống nhiễm vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006. Trong đó, Chính phủ quy định một số nghề phải xét nghiệm HIV gồm: thành viên tổ lái, các nghề nghiệp đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
3. Phòng tránh lây nhiễm HIV cho người lao động
HIV là một bệnh nguy hiểm và hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Vì thế, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết để tránh mắc phải HIV.
– Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục: Không nảy sinh quan hệ tình dục khi chưa rõ lịch sử của bạn tình. Với những người đã lập gia đình, nên duy trì lối sống tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
– Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu: Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, kim xăm mình… Không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm hay chích ma túy.
– Người lao động là nữ giới khi mang thai nên thực hiện xét nghiệm HIV để thực hiện phương pháp dự phòng, tránh lây nhiễm sang người con.
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là một hoạt động ý nghĩa, giúp đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu công việc. Doanh nghiệp có thể chủ động nhiều danh mục khám những không bao gồm xét nghiệm HIV. Nếu bạn nghi ngờ khả năng mắc bệnh của bản thân thì bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín.