Cắt trĩ xong vẫn lòi là lo lắng của không ít người, thực tế trường hợp này không hề hiếm. Vậy nguyên nhân xuất phát của hiện tượng này từ đâu, cách nào để phòng tránh. Mời các bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân cắt trĩ vẫn lòi
Trĩ khi tiến triển đến độ 3,4 với triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn thì lúc này cần can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này búi trĩ không thể tự co lại vào trong ống hậu môn, gây đau đớn cũng như có nguy cơ cao đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử, sa nghẹt và bội nhiễm búi trĩ.
Tuy nhiên sau khi cắt búi trĩ, có rất nhiều trường hợp vẫn cảm thấy, thậm chí sờ thấy có thịt thừa trú ngụ ở khu vực hậu môn. Hiện tượng cắt trĩ xong vẫn lòi có thể là do một trong số những nguyên nhân dưới đây:
1.1. U nhú hậu môn có thể là nguyên nhân cắt trĩ xong vẫn lòi
Lòi thịt sau cắt trĩ còn có thể cảnh báo khả năng cao bạn đang mắc u nhú ở hậu môn. U nhú là những khối u khá giống với búi trĩ sa ra ngoài, u lành tính, chúng có màu trắng, khi sờ vào cảm thấy cứng và khó chịu. U nhú hình thành thường là do khu vực đó có biểu hiện viêm nhiễm, không vệ sinh. Chính vì thế vấn đề chăm sóc và làm sạch khu vực hậu môn sau mổ trĩ rất quan trọng giúp bạn có thể tránh xa các nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt là hình thành u nhú như vừa phân tích trên.
Các khối u nhú nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ gây nghẹt hậu môn, lâu ngày gây sưng đau, lở loét, cản trở quá trình đi đại tiện.
1.2. Polyp hậu môn – trực tràng
Sau cắt trĩ, nếu sờ thấy vẫn có thịt thừa lòi ra ngoài cũng có thể là biểu hiện của bệnh polyp hậu môn – trực tràng. Bệnh lý này có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng sau:
– Sau khi đi đại tiện vẫn có cảm giác mót rất khó chịu.
– Mỗi khi vận động mạnh hoặc tập thể thao sẽ thấy khối polyp sa ra bên ngoài hậu môn.
– Polyp ở khu vực hậu môn trực tràng không gây đau rát hay đi vệ sinh ra máu như ở bệnh trĩ
Polyp hậu môn – trực tràng nếu không phát hiện kịp thời cũng rất nguy hiểm, các u polyp có thể tiến triển thành khối u ác tính và đe dọa tính mạng người bệnh
1.3. Tái phát bệnh trĩ dẫn tới tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi
Thịt thừa lòi ra ngoài hậu môn sau khi đã cắt bỏ búi trĩ có thể là hiện tượng trĩ tái phát. Sau mổ, khu vực hậu môn đang trong giai đoạn yếu ớt, nếu người bệnh không có ý thức chăm sóc vết mổ, vết mổ vừa lành đã có những tác động không tốt tới khu vực này như tập thể thao nặng (tập gym, nâng tạ, tập các bài múa có những động tác khó như đá chân cao, xoạc…) có thể khiến vùng hậu môn vừa lành chịu tác động dẫn đến tổn thương.
Ngoài ra, những thói quen không tốt trong sinh hoạt sau mổ trĩ không được cải thiện như ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước, thường xuyên sử dụng đồ nhiều dầu mỡ, uống nước có gas, sử dụng chất kích thích… có thể dẫn tới hiện tượng táo bón, khi đi ngoài phải dùng lực rặn, trực tiếp gây áp lực tới vùng hậu môn trực tràng và gây tái trĩ, làm búi trĩ tiếp tục xuất hiện và lòi ra ngoài.
Sau cắt trĩ nếu vẫn thấy búi trĩ lòi, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ chữa trị kịp thời
2. Chăm sóc sau phẫu thuật trĩ tránh trĩ tái lại
Phẫu thuật cắt trĩ xong vẫn lòi trong một số trường hợp do bệnh nhân không chú ý đến việc chăm sóc sau phẫu thuật, khiến bệnh tái phát nặng nề hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau để sau phẫu thuật nhanh lành và tránh tái bệnh.
2.1. Ngay sau khi phẫu thuật cắt trĩ
Nếu xảy ra các tình trạng như đi vệ sinh ra máu, sưng nề ở bộ phận hậu môn, đi đại tiện quá nhiều trong ngày (trên 4 lần) và bị lỏng, hoặc trên 3 ngày không đi vệ sinh (táo bón)…, hoặc sốt, mệt, buồn nôn toàn thân thì cần liên hệ với bệnh viện và bác sĩ để tái khám ngay.
Vào khoảng thời gian hơn 1 tuần sau cắt trĩ, bệnh nhân sẽ không còn tiết dịch, sinh hoạt và ăn uống, làm việc bình thường. Do đó, nếu sau khoảng thời gian này vẫn xuất hiện dấu hiệu khó chịu, đi đại tiện bất thường… thì cần gặp lại bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
2.2. Chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật cắt trĩ
– Khi đang nghỉ ngơi tại nhà, cố gắng tập đi vệ sinh trong một khung giờ nhất định hằng ngày, không rặn quá mức khi bị táo bón. Cần ngâm hậu môn với nước ấm và rửa theo tư vấn của bác sĩ.
– Thiết lập thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: Trĩ hay gặp phần lớn là do táo bón, ăn bậy uống bạ tích tụ lâu ngày. Bệnh nhân bổ sung nhiều chất xơ trong rau xanh, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước sạch hằng ngày.
– Không nên dùng chất kích thích, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau giai đoạn cắt trĩ nhưng nên hạn chế thấp nhất việc dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Tránh thức khuya, ngủ nghỉ không đúng giấc.
– Bệnh nhân không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ xung quanh. Khi bạn ngồi hoặc nằm lâu một chỗ sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn, đây là cơ hội để trĩ tái phát sau điều trị.
– Chăm sóc vết thương khô, thoáng: Bạn dùng băng gạc, khăn mềm lau chùi vùng hậu môn thật sạch và khô thoáng. Không tự ý dùng thuốc hay ngâm rửa khi chưa có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
– Cần tái khám theo lịch hoặc khi có hiện tượng bất thường xảy ra.
2.3. Những điều nên tránh sau phẫu thuật cắt trĩ
Bệnh nhân cần hạn chế một số hoạt động sau sau phẫu thuật cắt trĩ.
– Không nên đi xe máy: Bệnh nhân không nên tự lái xe máy trong thời gian từ 1 đến 2 tuần sau cắt trĩ, vì điều đó có thể khiến vùng hậu môn bị va chạm và vết mổ bị ảnh hưởng, chảy máu, chậm hồi phục.
– Không quan hệ tình dục trong thời kỳ hồi phục: Khi vết thương chưa lành hẳn thì không nên để vùng hậu môn có bất cứ kích thích hay va chạm gì. Hậu quả nhẹ sẽ là đau đớn, chảy máu, nặng sẽ nhiễm trùng và lâu phục hồi.
Trên thực tế, nếu bệnh nhân chú ý giữ gìn, chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sau phẫu thuật cắt trĩ thì sẽ hạn chế được tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tái khám định kỳ để phòng ngừa và chủ động điều trị nếu tái phát.