Giải đáp chi tiết: Bệnh tay chân miệng là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính không còn xa lạ gì với các phụ huynh. Như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, tay chân miệng có thể biến chứng nếu không được chăm sóc đúng đắn. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin giải đáp các thắc mắc bệnh tay chân miệng là gì, chăm sóc trẻ tay chân miệng như thế nào để hạn chế biến chứng, đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh tay chân miệng là gì?

1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease – HFMD) thường phát sinh do virus họ Enterovirus, chủ yếu là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). Ngoài ra, còn có một số loại Enterovirus khác cũng có thể gây bệnh, nhưng không phổ biến. Đối tượng dễ bị bệnh tay chân miệng nhất là trẻ em dưới 5 tuổi.

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng thường phát sinh do virus họ Enterovirus.

1.2. Phương thức truyền nhiễm bệnh tay chân miệng

Trẻ có thể nhiễm Enterovirus và khởi phát tay chân miệng nếu:

– Tiếp xúc với dịch mũi, dịch họng, nước bọt, dịch từ ban, nước tiểu, phân của người bệnh.

– Tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng cá nhân và các bề mặt mà người bệnh đã tiếp xúc.

2. Đâu là dấu hiệu nhận biết tay chân miệng?

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng thường xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh. Những dấu hiệu tay chân miệng đầu tiên thường không rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu chính của bệnh tay chân miệng chúng ta có thể kể đến:

– Tổn thương da: Tổn thương da xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, đôi khi trên mông và đầu gối. Ban đầu, chúng có thể là các đốm đỏ nhỏ; sau đó, trở thành các vết phồng trong suốt.

– Loét miệng: Nếu tổn thương xuất hiện ở miệng, chúng sẽ nằm ở lợi, lưỡi và họng. Ban đầu, chúng cũng là các vết phồng trong suốt. Sau đó, chúng vỡ, tạo thành các vết loét.

– Sốt: Nhiều trường hợp bệnh tay chân miệng đi kèm với sốt.

– Đau vùng miệng: Trẻ tay chân miệng có thể đau vùng miệng do các vết loét.

– Nôn và tiêu chảy: Một số trẻ tay chân miệng có triệu chứng nôn và tiêu chảy

– Biếng ăn: Do đau miệng, trẻ tay chân miệng thường biếng ăn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng thường xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh.

Do đau miệng, trẻ tay chân miệng thường biếng ăn.

3. Bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng thường lành tính và sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ một biến chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể biến chứng, đòi hỏi sự chăm sóc y tế đặc biệt. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh truyền nhiễm tay chân miệng:

– Bội nhiễm: Nếu các tổn thương da của trẻ tay chân miệng vỡ, chúng có thể nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đầy đủ.

– Viêm cơ: Trẻ tay chân miệng có thể xuất hiện tình trạng viêm cơ, gây sưng cơ, đau cơ.

– Tăng huyết áp: Một số trẻ tay chân miệng có thể sẽ phải trải qua tình trạng tăng huyết áp.

– Viêm màng não: Một số trường hợp tay chân miệng lại nhiễm trùng màng não, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, sốt.

– Viêm não: Một số trường hợp tay chân miệng có thể phát triển thành viêm não và gây ra các triệu chứng đau đầu, nôn, co giật, thay đổi tâm lý và thậm chí là tử vong.

4. Điều trị bệnh truyền nhiễm tay chân miệng ra sao?

Chăm sóc cẩn thận và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trẻ là rất quan trọng để dự phòng cũng như xử trí hiệu quả các biến chứng. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng, đầu tiên, bố mẹ phải cho trẻ thăm khám với bác sĩ ngay. Trong hầu hết các trường hợp, sau thăm khám, trẻ sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc xin cho bệnh tay chân miệng. Do đó, điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Dưới đây là một số nội dung chính trong điều trị và chăm sóc trẻ tay chân miệng thường được bác sĩ tư vấn:

– Hạ sốt, giảm đau: Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt, giảm đau cho trẻ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau này.

– Uống đủ 1.5 – 2l nước mỗi ngày: Cho trẻ uống đầy đủ nước để tránh tình trạng thiếu nước và mất muối, đặc biệt là nếu ngoài sốt, trẻ còn nôn và tiêu chảy.

– Chăm sóc các tổn thương da: Tắm hoặc lau người mỗi ngày cho trẻ để tránh tích tụ vi khuẩn gây bội nhiễm. Khi tắm, cần thao tác nhẹ nhàng. Chỉ sử dụng các thuốc dạng bôi khi bác sĩ chỉ định.

– Chăm sóc các vết loét miệng: Cho trẻ súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý 0.9%.

– Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể đối phó tốt với Enterovirus.

– Bổ sung dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, lạt (nhạt) và lạnh (nguội) để tránh kích thích các vết loét miệng, gây đau.

– Theo dõi biến chứng: Cho trẻ tái khám ngay nếu trẻ sốt cao, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt, đau đầu, khó thở, nôn nhiều, co giật, li bì, lơ mơ, giật mình khi ngủ… Đây là những dấu hiệu cho thấy tay chân miệng đang chuyển biến tiêu cực.

Chăm sóc cẩn thận và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trẻ là rất quan trọng để dự phòng cũng như xử trí hiệu quả các biến chứng.

Cho trẻ tái khám ngay nếu trẻ sốt cao, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt.

5. Dự phòng bệnh tay chân miệng

– Thường xuyên rửa tay: Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi trẻ trở về từ nơi công cộng.

– Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là với những người có sang thương da và loét miệng.

– Cẩn trọng trong chia sẻ đồ dùng cá nhân: Tránh cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống, dụng cụ sinh hoạt với gia đình.

– Giữ vệ sinh môi trường: Vệ sinh liên tục không gian sống của gia đình, đặc biệt là những khu vực mà trẻ sử dụng thường xuyên. Dụng cụ sinh hoạt của gia đình và của trẻ cũng cần được vệ sinh liên tục.

– Tiêm vắc xin: Mặc dù hiện tại chưa có vắc xin cho bệnh tay chân miệng, nhưng tiêm đầy đủ các vắc xin khác có thể giúp củng cố hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

– Giữ trẻ ở nhà khi trẻ mắc bệnh: Nếu trẻ mắc bệnh, hãy giữ trẻ ở nhà để ngăn chặn sự lây lan tay chân miệng.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bệnh tay chân miệng là gì và nhiều thông tin hữu ích khác về tay chân miệng. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital