Giải đáp: Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ mắc 10 – 40/100.000 cư dân, sự phát triển của quai bị luôn luôn bao gồm 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Trong đó, mỗi giai đoạn bệnh đều kéo dài một thời gian nhất định. Vậy, bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề này và nhiều vấn đề khác về quai bị, trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

1. Khái quát về quai bị

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Quai bị phát sinh được xác định là do virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Mặc dù bệnh đã được ghi nhận ở đa dạng các đối tượng: Từ người trưởng thành đến trẻ nhỏ, từ nữ giới đến nam giới, phần lớn bệnh nhân quai bị vẫn là những đối tượng có một hoặc cả hai đặc điểm sau: Thứ nhất, là nam giới. Thứ hai, từ 2 tuổi trở lên. Như vậy, có thể thấy: Giới tính và tuổi tác là hai yếu tố nguy cơ của bệnh quai bị.

Phần lớn bệnh nhân quai bị vẫn là những đối tượng có một hoặc cả hai đặc điểm sau: Thứ nhất, là nam giới. Thứ hai, từ 2 tuổi trở lên.

Bé trai trên 2 tuổi là dễ bị quai bị nhất

1.2. Khả năng và phương thức lây nhiễm

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhân quai bị tập trung chủ yếu ở các khu vực: Đông dân cư, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp, khí hậu lạnh hoặc ít nhất là mát, như Việt Nam là một ví dụ điển hình. Ở Việt Nam, quai bị lại xuất hiện phổ biến hơn cả ở miền Bắc và Tây Nguyên, vào các mùa Thu – Đông, với tỷ lệ mắc bệnh, như đã chia sẻ phía trên là 10 – 40/100.000 cư dân. Con số này cho thấy, quai bị có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ, nếu phát triển thuận lợi.

Quai bị có hai đường lây từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, đó là: Trực tiếp thông qua dịch tiết đường hô hấp và gián tiếp thông qua dịch tiết đường hô hấp. Trong đó, một số phương thức lây nhiễm quai bị cụ thể có thể kể đến là:

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết đường hô hấp trẻ bệnh ho/hắt hơi ra không khí. Trẻ không bệnh tiếp xúc gần gũi, thân mật như ôm/hôn,… trẻ bệnh.

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh vô tình sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng sau khi cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết đường hô hấp trẻ bệnh.

1.3. Triệu chứng

Nếu phân loại trẻ mắc quai bị bằng triệu chứng bệnh, chúng ta sẽ có 2 nhóm: Nhóm 1, chiếm 25%, là những trẻ không có biểu hiện rõ ràng và vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Nhóm 2, chiếm 75%, là những trẻ có dấu hiệu nhận biết quai bị như sau:

– Sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi,…: Đây là dấu hiệu không đặc trưng, xuất hiện sau nhiễm virus Mumps 1 – 2 tuần.

– Sưng tuyến nước bọt mang tai, ở một bên hoặc ở cả hai bên đồng thời/không đồng thời (Sưng không dừng lại ở mang tại mà lan ra má, dưới hàm, thậm chí là cả ngực, làm tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, làm xương ức trẻ phù nề. Sưng đau đớn nhưng không nóng, không xung huyết.); ngoài ra, trẻ còn có thể sưng bìu và đau tinh hoàn: Đây là dấu hiệu đặc trưng, xuất hiện sau dấu hiệu không đặc trưng 1 – 3 ngày.

Triệu chứng đặc trưng của quai bị là sưng tuyến nước bọt mang tai

Sưng tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng đặc trưng của quai bị

1.4. Biến chứng

Không những phổ biến mà còn nguy hiểm, quai bị nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng vô cùng đáng sợ. Trong đó, một số biến chứng thường gặp nhất của bệnh có thể kể đến là:

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (biến chứng ở nam giới): Biểu hiện của biến chứng này là tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng, phù nề, trong khoảng 3 – 7 ngày. Tỷ lệ bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì là 20 – 35%. 50% số đó sẽ phải chung sống vĩnh viễn với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh và vô sinh.

Viêm buồng trứng (biến chứng ở nữ giới): Tỷ lệ bị biến chứng viêm buồng trứng ở nữ giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì là 7%.

Viêm tụy, viêm thanh phế quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… (biến chứng ở trẻ nói chung).

2. Giải đáp thắc mắc: Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn?

Ở thời điểm hiện tại, chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu. Hay có thể nói, hệ miễn dịch chính là “thuốc điều trị quai bị đặc hiệu” duy nhất cho trẻ. Thông thường, hệ miễn dịch cần 10 – 12 ngày để hoàn thành nhiệm vụ của nó, nghĩa là bệnh quai bị 10 – 12 ngày thì khỏi hẳn. Tuy nhiên, con số này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tùy thuộc cách bố mẹ chăm sóc trẻ quai bị. Nếu bố mẹ chăm sóc trẻ không tích cực, bệnh biến chứng, chúng ta có thể mất nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng để khắc phục chúng. Vậy, chăm sóc trẻ quai bị thế nào là tích cực?

Khi nghi ngờ trẻ mắc quai bị, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đó, sau thăm khám, chuyên gia sẽ chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị hỗ trợ hay thuốc điều trị triệu chứng phù hợp cho trẻ, hỗ trợ hệ miễn dịch trẻ dễ dàng xử lý bệnh. Những thuốc này thường là thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn?

Cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia để quai bị nhanh khỏi

Trong trường hợp trẻ nam có biểu hiện viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, trẻ nữ có biểu hiện viêm buồng trứng và trẻ nói chung có biểu hiện các biến chứng khác, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ nhập viện điều trị để nhanh chóng ứng phó với biến chứng, tránh để lại các hậu quả đáng tiếc.

Như vậy, trong bài viết này, Thu Cúc TCI đã giải đáp thắc mắc bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn của bố mẹ. Nếu cần thêm thông tin chi tiết về bệnh quai bị, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital