Điều trị thiếu máu cơ tim thế nào mới hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Văn Khuê

Bác sĩ Nội Khoa

Điều trị thiếu máu cơ tim cần kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống tích cực, ăn uống khoa học để đạt hiệu quả tốt và nhanh nhất.

1. Thiếu máu cơ tim là bệnh thế nào?

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi tình trạng lượng máu đến tim bị giảm khiến cơ tim không có đủ oxy cần thiết. Lưu lượng máu giảm thường do sự tắc nghẽn ở động mạch vành tim. Tình trạng tim bị thiếu máu có thể xảy ra thường xuyên khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc kích động mạnh. Để điều trị thiếu máu cơ tim  hiệu quả người bệnh cần thăm khám định kỳ thường xuyên hoặc khám ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường.

2. Biểu hiện của thiếu máu cơ tim

Một số bệnh nhân mắc bệnh không biểu hiện rõ triệu chứng. Các dấu hiệu phổ biến nhất có thể nhận thấy là đau thắt ở vùng ngực bên trái. Ở người cao tuổi, người bị đái tháo đường và nữ giới, biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim thường dễ nhận biết hơn.

Người bệnh thường thấy mệt mỏi

Người bệnh thường thấy mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh

Triệu chứng cụ thể giúp phát hiện bệnh sớm là:

– Khó thở khi vận động.

– Buồn nôn và nôn.

– Đổ nhiều mồ hôi.

– Mệt mỏi.

– Đau cổ hoặc hàm.

– Đau vai hoặc cánh tay.

– Nhịp tim nhanh.

3. Nguyên nhân xảy ra thiếu máu cơ tim

Tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra khi máu bị cản trở và khó di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành. Trong đó, chức năng chính của hồng cầu là vận chuyển oxy nuôi các bộ phận trong cơ thể, bao gồm tim. Khi lượng máu đến tim giảm, lượng oxy cung cấp cho tim cũng sẽ giảm đi.

Thiếu máu cơ tim có thể chậm tiến triển theo thời gian do tình trạng tắc nghẽn động mạch. Ngược lại, bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột nếu xuất hiện các cục máu đông gây tắc nghẽn ở động mạch vành.

3.1. Một số nguyên nhân gây bệnh

– Do xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới căn bệnh này. Các mảng xơ vữa tạo thành từ Cholesterol và tích tụ ở thành động mạch gây cản trở lưu thông máu.

– Do cục máu đông: Các mảng xơ vữa tích tụ trên thành động mạnh có thể bị phá vỡ, tạo nên các cục máu đông. Những cục máu đông khi di chuyển trong mạch máu và gặp các đoạn hẹp có thể làm tắc mạch, dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim đột ngột. Bệnh gây khởi phát cơn nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân.

Những cục máu đông là nguyên nhân thiếu máu cơ tim

Những cục máu đông có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu cơ tim

– Do co thắt mạch vành: Khi các cơ của động mạch vành xảy ra tình trạng co thắt tạm thời sẽ làm suy giảm lượng máu, ngăn dòng chảy của máu cấp oxy đến cơ tim. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng cơ tim thiếu máu.

3.2. Tác nhân gây đau thắt ngực

Một số tác nhân có thể gây ra các cơn đau thắt ngực ở người bệnh thiếu máu cơ tim là:

– Vận động gắng sức

– Căng thẳng, mệt mỏi

– Sử dụng chất kích thích gây nghiện như cocain

– Nhiệt độ quá lạnh

3.3. Yếu tố nguy cơ gây ra thiếu máu cơ tim

Một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

– Thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây xơ cứng ở thành động mạch dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim.

– Tăng huyết áp: Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, gây tổn thương đến động mạch vành.

– Đái tháo đường: Khi lớp nội mạch máu ở người bệnh đái tháo đường bị tổn thương sẽ làm co mạch và kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên các cục huyết khối trong lòng mạch dẫn tới tắc mạch cấp tính.

– Béo phì: Tình trạng này dễ dẫn tới bệnh tiểu đường, cao huyết áp, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

– Lối sống ít vận động: Lười tập thể dục thể thao làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, dễ dẫn tới nguy cơ thiếu máu cơ tim.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu cơ tim là ai?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, đặc biệt người có nhiều yếu tố nguy cơ:

– Nam giới 45 tuổi trở lên và nữ giới 55 trở lên

– Có thói quen hút thuốc lá

– Người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu

– Lười vận động, béo phì

– Hay lo lắng, stress

– Gia đình có người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.

5. Điều trị thiếu máu cơ tim thế nào mới hiệu quả

5.1. Điều trị thiếu máu cơ tim: Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống góp phần đẩy nhanh và tăng hiệu quả cho quá trình điều trị thiếu máu cơ tim.

– Không hút thuốc.

– Kiểm soát bệnh lý liên quan như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

– Thực hiện ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa. Ăn nhiều các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ.

– Thường xuyên tập luyện thể thao duy trì sức khỏe.

– Duy trì cân nặng lý tưởng.

– Hạn chế suy nghĩ căng thẳng

5.2. Điều trị thiếu máu cơ tim: Sử dụng thuốc

Người bệnh nên chủ động thăm khám khoa Tim mạch để được bác sĩ tư vấn và chỉ định điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Điều trị thiếu máu cơ tim bằng thăm khám sức khỏe

Thăm khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp

Một số thuốc và nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị là:

– Aspirin.

– Nhóm nitrat.

– Nhóm chẹn beta.

– Nhóm chẹn kênh canxi.

– Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEi).

– Ranolazine (Ranexa).

5.3. Điều trị thiếu máu cơ tim: Phẫu thuật

Trong trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng, phẫu thuật sẽ được chỉ định, bao gồm:

– Nong và đặt stent

– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

– Điều trị cơ học hiện đại

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital