Sỏi tiết niệu bao gồm các loại sỏi có liên quan trực tiếp đến đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Tùy theo tình trạng bệnh, điều kiện thể chất của mỗi người mà cách điều trị khác nhau. Vậy các điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng sỏi tiết niệu như thế nào?
– Những cơn đau quặn bụng: Sỏi tiết niệu được hình thành và phát triển khá trầm lặng, không biểu hiện nhiều ra cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội tại vùng thắt lưng và có thể lan dần xuống vùng hạ vị hoặc cơ quan sinh dục. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết thêm, những cơn đau này có thể xuất hiện trực tiếp khi cử động mạnh như: chạy nhảy, đánh cầu…
– Đái buốt hoặc nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ ảnh hưởng của sỏi đến đường tiết niệu, nước tiểu có thể dính thêm máu. Tình trạng này đi kèm với cảm giác đi tiểu đái buốt.
– Viêm đài bể thận: Một số bệnh nhân có thể xuất hiện trạng thái đái đục hoặc đau vùng thắt lưng. Đại đa số trường hợp có biểu hiện sốt cao, toàn bộ cơ thể rét run, xuất hiện tình trạng nôn mửa…
2. Phương pháp điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu như thế nào?
2.1 Các phương pháp điều trị bệnh sỏi tiết niệu với từng vị trí sỏi
Muốn biết phương pháp điều trị sỏi tiết niệu như thế nào, người bệnh khi có triệu chứng sỏi tiết niệu cần đến bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng bệnh, kích thước sỏi và vị trí sỏi.
Khi sỏi < 5 mm thì việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên. Trong những trường hợp này thì sỏi thường xuống trong vòng 2 tuần và khoảng 80% số bệnh nhân không cần can thiệp gì ngoài thuốc giảm đau và giãn cơ trơn niệu quản.
Sỏi thận với kích thước < 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi < 1cm.
Trong trường hợp sỏi thận kích thước <2,5cm nằm ở những vị trí phức tạp, tán sỏi nội soi ống mềm sẽ được chỉ định thực hiện cho người bệnh, giúp người bệnh loại bỏ sỏi đoạn cao mà hoàn toàn không rạch mổ. Trong trường hợp sỏi thận kích thước lớn hơn 1,5cm, sỏi niệu quản sát bể thận thì tán sỏi qua da đường hầm nhỏ sẽ giúp người bệnh thoát được sỏi kích thước lớn mà không cần rạch mổ vết thương lớn. Mà chỉ cần vết rạch siêu nhỏ 5mm để tạo 1 đường hầm vào thận để trực tiếp bắn phá và lấy hoàn toàn sỏi ra ngoài.
Sỏi niệu quản có kích thước dưới 1cm nằm ở vị trí 1/3 trên sát bể thận thì tán sỏi ngoài cơ thể cũng được áp dụng cho người bệnh. Tuy nhiên khi sỏi nằm ở vị trí niệu quản 1/3 dưới hoặc 1/3 giũa thì sẽ có tác động ảnh hưởng đến buồng trứng vậy nên phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hầu như không được chỉ định thực hiện trong trường hợp này. Mặt khác bệnh nhân sẽ được lựa chọn điều trị bằng tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là phương pháp loại bỏ sỏi hoàn toàn qua đường tự nhiên, không rạch mổ, tỷ lệ sạch sỏi cao bởi sỏi được xử lý trực tiếp bằng năng lượng laser và hút gắp ra ngoài.
Với sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo tán sỏi nội soi ngược dòng cũng là phương pháp tối ưu cho người bệnh.
Trong những trường hợp đặc biệt, kích thước sỏi to, vị trí sỏi khó tán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu hiệu quả. Phương pháp mổ lấy sỏi vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn và sỏi nằm ở niệu quản không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi, sỏi bàng quang kích thước rất lớn…
2.2 Điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu thế nào để đạt hiệu quả?
Việc tiếp nhận điều trị sỏi tiết niệu càng sớm không chỉ tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh mà còn rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí, điều trị đơn giản, thoát sỏi nhanh trong thời gian ngắn, giảm nguy cơ biến chứng…
Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị sỏi toàn diện, nghĩa là không chỉ điều trị một loại sỏi mà nếu trong hệ tiết niệu có nhiều viên sỏi ở những vị trí khác nhau thì người bệnh nên theo sát phác đồ của bác sĩ để loại bỏ chúng ra khỏi hệ tiết niệu hoàn toàn. Và đặc biệt cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sau điều trị để theo dõi khả năng trôi của vụn sỏi, mức độ sạch sỏi sau tán sỏi, chức năng hoạt động của hệ tiết niệu…
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng nên tự xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho bản thân để hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị, giảm khả năng tái phát và kết cụm sỏi. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bạn chỉ cần đơn giản là uống nhiều nước, nên sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, không nhịn tiểu lâu, không ngồi lâu một chỗ…
Cuối cùng địa chỉ bạn lựa chọn để điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý sỏi thận, sỏi tiết niệu. Đơn vị điều trị có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại, dịch vụ đạt chuẩn… sẽ giúp người bệnh an tâm trong quá trình điều trị, sạch sỏi giảm biến chứng sau điều trị.