Thuốc điều trị sỏi tiết niệu – Trường hợp áp dụng và hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Điều trị nội khoa hay thuốc điều trị sỏi tiết niệu là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu đơn giản, không cần điều trị tại viện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng áp dụng với tùy từng trường hợp cụ thể và tùy vào thể trạng của bệnh nhân. Dưới đây là những nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu người bệnh có thể tham khảo.

1. Những thông tin về bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được hình thành với thành phần hữu hình vô cơ hoặc hữu cơ tại hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo dẫn tới rối loạn bài thoát nước tiểu đường niệu. Sỏi niệu đạo là bệnh lý thường gặp ở nam giới so với bệnh nhân nữ bởi đường tiết niệu của nam giới thường dài hơn rất nhiều và kết cấu thường phức tạp hơn nên sỏi khó đào thải ra ngoài.

Tùy vào tình trạng cơ thể và tình trạng sỏi của người bệnh như kích thước, vị trí sỏi và tính chất cứng của sỏi mà người bệnh sẽ gặp phải một hoặc một vài triệu chứng sau:

– Khó đi tiểu, đi tiểu ngắt quãng, đi tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày.

– Nước tiểu có màu đục, nước tiểu có lẫn máu hoặc nước tiểu có bọt

– Cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn ở bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn, khi đường tiểu bị tắc hoàn toàn thì có thể bị quặn thắt tại thận.

– Bệnh nhân bị sốt do vi khuẩn, nấm tấn công đường tiết niệu vì sỏi làm tổn thương tiết niệu.

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh và buồn nôn khi bị sỏi tiết niệu

Nguyên nhân gây sỏi điển hình là sỏi hình thành tại thận rồi di chuyển xuống các cơ quan khác rồi mắc kẹt tại đoạn hẹp của niệu quản, niệu đạo, bàng quang dẫn đến bít tắc đường đi của nước tiểu. Ngoài ra sỏi có thể tự hình thành khi nước tiểu lắng đọng trong hệ tiết niệu, do túi thừa niệu đạo hoặc do kết cấu bất thường của hệ tiết niệu.

Những khoáng chất và tinh thể muối lắng đọng tại một vị trí khiến chúng kết nối với nhau thành khối. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị ứ đọng nước tiểu tại bao quy đầu hoặc bao quy đầu bệnh nhân hẹp, viêm, dính dẫn tới các tinh thể lắng đọng và tạo thành sỏi.

2. Chỉ định và lưu ý khi điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc

Điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc thường áp dụng cho các trường hợp tỉ lệ tự đào thải của sỏi cao, ngoài ra kích thước của sỏi nhỏ so với tiết niệu của người bệnh. Về bản chất, các nhóm thuốc này không khiến sỏi vỡ ra hay biến mất mà sẽ kích thích sỏi đi cùng nước tiểu ra ngoài và cố định kích thước của sỏi, không cho sỏi phát triển lớn hơn.

2.1 Thuốc điều trị bệnh sỏi tiết niệu gồm những thuốc nào?

Những nhóm thuốc có thể được chỉ định trong điều trị sỏi bao gồm:

– Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: Giúp xoa dịu cơn đau do sỏi, tránh tạo áp lực lên các cơ quan trong hệ tiết niệu do sỏi gây bít tắc dòng nước tiểu.

Thuốc giãn cơ trơn: Thuốc giãn cơ trơn giúp giãn rộng đường kính và tiết diện của các cơ quan hệ tiết niệu, giảm sự co bóp từ đó dẫn tới sỏi dễ đào thải ra ngoài và người bệnh cũng giảm đau đớn.

– Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Điều chỉnh độ PH trong nước tiểu, hạn chế tích tụ khoáng chất để cố định kích thước của sỏi, tránh sỏi kết hợp khoáng chất gia tăng kích thước.

– Thuốc kháng sinh chống viêm: Tránh trường hợp sỏi gây trầy xước hệ tiết niệu, vi khuẩn dễ tấn công vào hệ tiết niệu; đồng thời tiêu diệt vi khuẩn nếu chúng hình thành và xuất hiện tại hệ tiết niệu.

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Để có được phác đồ điều trị bằng thuốc sỏi tiết niệu hiệu quả, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

2.2 Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Ở điều kiện thông thường, sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm được đánh giá là sỏi nhỏ và có thể tự đào thải cùng nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nếu sỏi nằm ở vị trí gần với bàng quang, cơ hội tự thoát ra ngoài nhiều hơn so với các vị trí khác, đặc biệt là sỏi niệu quản.

Đối những những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm nhưng không thể tự di chuyển xuống để ra khỏi cơ thể hoặc sỏi có kích thước dưới 10mm bề mặt sỏi nhẵn, chức năng thận của người bệnh ổn định, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa để hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài.

Việc xác định kích thước sỏi và tình trạng sỏi sẽ và xác định người bệnh có điều trị nội khoa được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên khi điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được chỉ định trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần, khi bệnh nhân không đáp ứng được điều trị và sỏi không có dấu hiệu tự đào thải ra ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong liều lượng, thời gian sử dụng và loại thuốc phù hợp; không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc thay thế để tránh những nguy hiểm không đáng có.

Một lưu ý quan trọng là bệnh nhân không nên sử dụng các liều thuốc, bài thuốc dân gian trôi nổi trên thị trường mà không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những loại thuốc này có thể được “thổi phồng” vô căn cứ và quá mức về công dụng dẫn đến nhiều bệnh nhân lựa chọn, nếu uống thuốc không hợp hoặc quá liều, người bệnh có thể bị ngộ độc, ảnh hưởng đến thận và chức năng gan.

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về liều thuốc, không nên tùy ý sử dụng những bài thuốc không rõ nguồn gốc

Ngoài ra, để dùng thuốc trị sỏi đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và lành mạnh, bao gồm một số nguyên tắc sau:

– Tránh ăn nhiều muối, đường

– Tránh nhịn tiểu, lười uống nước

– Tránh những thực phẩm chứa nhiều oxalat và calci

– Tránh rượu bia, chất kích thích, nước chè đặc, cà phê…

– Bổ sung thêm thực phẩm có lợi như rau củ và trái cây tươi

– Rèn luyện sức khỏe và tái khám định kì.

Để có một cơ thể khỏe mạnh, sạch sỏi tiết niệu an toàn, người bệnh hãy đi thăm khám sớm để được tư vấn các dòng thuốc điều trị sỏi tiết niệu phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital