Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài là gì? Cách xử lý như thế nào? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm khuẩn, virus. Vì vậy, hiện tượng đi ngoài xảy ra rất phổ biến. Để bảo vệ sức khỏe cho bé, bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài và cách xử lý nhanh chóng. 

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

– Thay đổi sữa đột ngột: Nếu bé đang sử dụng sữa mẹ bị chuyển sang uống sữa công thức, hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi kịp thời có thể gây ra tình trạng đi ngoài. Trong trường hợp bé dùng sữa công thức bị thay đổi loại sữa cũng dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy. 

– Mẹ sử dụng các loại thuốc trong quá trình cho con bú

– Dị ứng sữa mẹ: Hệ tiêu hóa của bé có thể không hấp thu được một số thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ. 

– Hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn: Virus Rota là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Loại virus này có thể lay lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế và những nơi bé có thể chạm vào. 

– Không dung nạp protein hoặc đường

– Bé bị đi ngoài do một số bệnh lý như: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé 

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé

Bác sĩ khuyến cáo, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài kéo dài sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Trẻ đi ngoài nhiều, tốc độ đào thải phân cao rất dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải. Nghiêm trọng hơn bé có thể bị giảm ý thức, lơ mơ, tim đập nhanh, da nhợt nhạt.

Nếu không được điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh.

Vậy triệu chứng trẻ sơ sinh bị đi ngoài là gì? Để bảo vệ sức khỏe của con, bố mẹ nên nắm rõ thông tin triệu chứng để phát hiện và cải thiện tình trạng đi ngoài kịp thời. 

2. Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài thường gặp phải một số thay đổi cơ thể rõ rệt. Nếu bé đang gặp phải một số triệu chứng dưới đây bố mẹ cần đưa con thăm khám bác sĩ ngay. 

2.1. Trẻ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường

Trẻ sơ sinh thường đi ngoài từ 3-4 lần/1 ngày, hoặc 7-8 lần/1 ngày tùy cơ địa từng trẻ. Tuy nhiên khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề trẻ thường đi ngoài nhiều hơn bình thường, có thể liên tục trong ngày. 

Bên cạnh đó, màu sắc phân của bé cũng có sự thay đổi rõ rệt. Đối với trẻ không bị bệnh, phân thường lỏng và mềm, có màu xanh đậm hoặc vàng đậm. Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân của bé sẽ có chứa nhiều chất nhầy đôi khi có lẫn máu. Bên cạnh đó, phân còn có bọt, có lẫn nước. 

2.2. Cơ thể trẻ sơ sinh bị mất nước 

Mất nước là một triệu chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài. Triệu chứng này được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: 

– Mất nước nhẹ: Mắt bé khô, khi khóc chảy ít nước mắt. Miệng bé bị khô, tinh thần nhạy cảm và dễ quấy khóc. Bé có thể đi tiểu ít hơn bình thường. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách theo dõi bỉm của con. 

– Mất nước trung bình: Mắt bé bị trũng, lờ đờ, không chơi đùa và hay buồn ngủ. Ngoài ra, mẹ sờ da bé sẽ có cảm giác khô và kém đàn hồi. 

– Mất nước nặng: Bé không hoạt bát, li bì, không chơi đùa. Bé có thể không đi tiểu trong khoảng 6 giờ. Khi ấn nhẹ vào bụng, các nếp da không còn đàn hồi. Mạch trẻ đập nhanh, huyết áp không đo được. 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Trẻ thường mệt mỏi và quấy khóc

2.3. Một số dấu hiệu trẻ bị đi ngoài khác 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có thể kèm theo những triệu chứng như: 

– Buồn nôn, trớ sữa

– Trẻ không chịu bú sữa, quấy khóc nhiều 

– Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, bố mẹ nên sớm tìm cách xử lý, giúp chấm dứt tình trạng này. 

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Cơ thể của trẻ sơ sinh rất non yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát tình hình sức khỏe của con bất cứ lúc nào. Khi bé xuất hiện những dấu hiệu đi ngoài, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ. Dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh phù hợp cho trẻ. 

Bên cạnh đó, để cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu cho bé, bố mẹ có thể áp dụng một số lưu ý sau: 

– Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ nên cho con dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời dùng khăn ấm, vắt khô nước để lau người cho bé, đặc biệt là vùng bẹn và nách.

– Đặt bé nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, yên tĩnh

– Cung cấp nước cho trẻ: Thông qua sữa mẹ trẻ sơ sinh có thể bù được lượng nước mất đi khi bị đi ngoài. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung nước ấm thường xuyên.

– Sữa mẹ có khả năng nâng cao sức đề kháng, giúp con phục hồi cơ thể nhanh hơn khi bị đi ngoài.

– Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, chuối, ngũ cốc… 

– Mẹ không nên dùng thức ăn có hại cho cơ thể, nhiều dầu mỡ, cay nóng,…

– Cần tiệt trùng dụng cụ pha sữa của bé cần được tiệt trùng sạch mỗi ngày. 

– Đối với bé sử dụng sữa công thức bố mẹ cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đổi sản phẩm sữa phù hợp cho bé.

– Bố mẹ nên vệ sinh thường sạch sẽ vùng mông, háng để tránh các bệnh về da liễu và bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

– Nên cho trẻ uống sữa mẹ từ 18-24 tháng tuổi

– Mẹ nên ăn chín uống sôi để đảm bảo con có một nguồn sữa chất lượng. 

– Cho bé đi tiêm vacxin đầy đủ

Trẻ bị đi ngoài phải làm sao?

Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp bé phục hồi nhanh

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ biết rõ thông tin về dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài. Bên cạnh đó chuyên mục đã hướng dẫn cách cải thiện tình trạng này trong bài viết. Ngoài ra, bố mẹ nên đưa con đến các bệnh viện uy tín để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.  

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital