Dấu hiệu nhận biết sớm hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là vấn đề sức khỏe rất phổ biến bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh có thể khiến trẻ gặp nhiều hệ luỵ trong quá trình phát triển. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Trẻ nhỏ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện. Phần lớn các trường hợp trẻ gặp vấn đề này đều không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ dinh dưỡng và sự phát triển.

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, không có phương pháp can thiệp hiệu quả thì trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, chậm lớn, ảnh hưởng đến cả sự phát triển trí lực. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hoá bao gồm:

1.1. Trẻ bị táo bón

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón thường là do trẻ ăn phải những thực phẩm khó tiêu như: Các món quá cứng, nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, ít rau và chất xơ… Hiện tượng này không chỉ khiến trẻ đau đớn, gặp khó khăn khi đi vệ sinh mà còn khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa và gây ảnh hưởng xấu đến đường ruột.

Táo bón là một trong những dấu hiệu phổ biến của hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Táo bón là một trong những dấu hiệu phổ biến của hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

1.2. Trẻ bị nôn trớ

Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng trẻ ở độ tuổi lớn hơn cũng có nguy cơ gặp phải do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Hầu hết hiện tượng nôn trớ sẽ dần mất đi khi trẻ lớn hơn.

1.3. Trẻ đi ngoài phân nát – Dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Nếu thức ăn trẻ ăn vào không được tiêu hóa tốt, sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Trẻ đi ngoài phân nát sẽ dễ bị mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ cần tìm cách can thiệp vì nếu mất nước quá mức sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc, gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Khi bị rối loạn tiêu hoá, trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân nát.

Khi bị rối loạn tiêu hoá, trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân nát.

1.4. Trẻ đi phân sống

Hệ đường ruột của trẻ luôn cần sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ đường ruột của trẻ nhỏ cũng đạt được sự cân bằng này.

Khi lượng hại khuẩn trong đường ruột quá lớn (trên 15%) sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã bị rối loạn. Do đó, trẻ sẽ đi ngoài phân sống do thức ăn chưa được tiêu hoá hết.

Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi thấy con đi ngoài phân lỏng, phân có thể lẫn máu, lẫn chất nhầy… Khi đó, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Điểm mặt 5 nguyên nhân nổi bật gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Như đã chia sẻ, ở trẻ nhỏ, cấu trúc đường ruột và chức năng các cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài nguyên nhân này, tình trạng rối loạn tiêu hoá còn xảy ra bởi những nguyên nhân sau:

2.1. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh – Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Trẻ ăn phải thực phẩm để lâu, ôi thiu, chưa chín kỹ hoặc do nguồn nước bị nhiễm khuẩn… đều khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị ảnh hưởng. Khi đó, trẻ sẽ bị nôn, đau bụng, tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy xen lẫn táo bón.

Thức ăn để lâu, ôi thiu, chế biến chưa kỹ... là nguyên nhân hàng đầu khiến việc tiêu hoá ở trẻ bị rối loạn.

Thức ăn để lâu, ôi thiu, chế biến chưa kỹ… là nguyên nhân hàng đầu khiến việc tiêu hoá ở trẻ bị rối loạn.

2.2. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Nếu trẻ thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón… sau khi ăn thì cha mẹ cần phải xem lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Có thể trong khẩu phần ăn của trẻ đang có 1 số loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, hoặc đôi khi do chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein và mỡ.

2.3. Loạn khuẩn đường ruột

Trong quá trình tiêu hoá, lợi khuẩn đường ruột có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhưng nếu ở trẻ mất đi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn thì sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Tiêu chảy nhiều lần, trẻ đi ngoài phân bất thường hoặc kèm theo máu, dịch nhầy… đều là biểu hiện của chứng loạn khuẩn đường ruột.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, điều trị các bệnh nhiễm trùng rất hiệu quả. Cũng chính vì thế mà khi trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh, cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng có nguy cơ bị tiêu diệt. Lâu dần, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ bị rối loạn, khiến trẻ hấp thu thức ăn kém hơn.

khi trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh, cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng có nguy cơ bị tiêu diệt.

khi trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh, cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng có nguy cơ bị tiêu diệt.

2.5. Nguyên nhân đến từ các bệnh lý

Thực tế, một số bệnh lý về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, viêm ruột… cũng là tác nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Chính những căn bệnh này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu, tiêu hoá thức ăn ở trẻ. Cách khắc phục duy nhất là cha mẹ cần chú ý điều trị dứt điểm những căn bệnh này.

3. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Khi bé yêu gặp vấn đề về tiêu hoá, cha mẹ đừng quá lo lắng. Thay vào đó, hãy áp dụng các cách sau để cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp trẻ mau khỏe mạnh:

– Khi chế biến thực phẩm, mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, hạn chế gây áp lực lên đường ruột của trẻ;

– Chú ý từ khâu chọn lựa, sơ chế đến chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hoá không phải làm việc quá tải, con sẽ dễ ăn và dễ hấp thu hơn, tránh tình trạng trẻ quá no hoặc quá đói;

– Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các thực phẩm như sữa chua, men vi sinh…

– Tăng cường các loại rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn của trẻ để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng;

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng oresol để bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

– Luyện tập thói quen ăn uống khoa học ở trẻ như nhai chậm, nhai kỹ. Việc này giúp thức ăn và enzyme tiêu hoá được hoà trộn kỹ hơn, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hoá.

– Duy trì tập luyện thể dục thể thao cũng là cách giúp trẻ thấy ăn ngon miệng hơn, tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Lưu ý, sau khi ăn nên cho trẻ nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút, không vận động mạnh sau khi ăn để tránh đau dạ dày.

Khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá, mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, hạn chế gây áp lực lên đường ruột của trẻ.

Khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá, mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, hạn chế gây áp lực lên đường ruột của trẻ.

4. Tổng kết

Có thể nói, rối loạn tiêu hoá ở trẻ không đáng lo và cũng không khó để xử lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể can thiệp kịp thời, tránh để cho tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đáng tiếc cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital