Bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài là vấn đề lo ngại của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của con yêu. Ở trẻ nhỏ, các cơ quan trong cơ thể cũng như khả năng miễn dịch còn rất non yếu, hệ tiêu hóa vì thế mà rất dễ bị “tấn công” hơn. Đọc bài viết sau để biết cách xử trí tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, giúp giảm các triệu chứng khó chịu, để trẻ sớm trở lại ăn uống bình thường.
bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến trẻ biếng ăn, cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.

Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

 Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Hệ miễn dịch yếu: hệ miễn dịch ở trẻ em chưa hoàn thiện như người lớn. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…gây ra nhiều bệnh, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
  • Dùng thuốc kháng sinh: kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa.
  • Do nhiễm khuẩn từ thức ăn, tay, đồ chơi: môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn,… cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Trẻ có dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa: trong trường hợp bố mẹ dù đã chú ý về chế độ ăn uống và thử nhiều cách hỗ trợ điều trị nhưng tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn không thuyên giảm thì nhiều khả năng trẻ mắc phải một số dị tật bẩm sinh ở đường ruột, khiến việc tiêu hóa và bài tiết thức ăn trở nên khó khăn.
  • Do ức chế tâm lý: tất cả các cơ quan trong cơ thể bé còn non yếu, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương. Chính vì điều này khiến trẻ rất dễ bị ức chế và sợ hãi. Khi các cơ quan trong hệ thần kinh trung ương bị ức chế sẽ làm rối loạn quá trình tiết ra enzim, khiến quá trình tiêu hóa không ổn định. Vì thế tuyệt đối không nên quát nạt, mắng mỏ trẻ trong khi đang ăn.

Khi trẻ đã mắc rối loạn tiêu hóa nhưng lại hỗ trợ điều trị chưa đúng cách. Kết quả là chưa giải quyết triệu chứng bệnh nên trẻ vừa mới khỏe đã bị trở lại, khiến bệnh trở nên kéo dài dai dẳng.

bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ, trong đó có nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, môi trường xung quanh…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các bậc phụ huynh cần theo dõi để nhận biết những thay đổi ở hệ tiêu hóa của trẻ qua những dấu hiệu sau:

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Trẻ đi đại tiện không đều đặn như trước, có thể vài ngày đến hàng tuần không đi đại tiện, lúc đi phân cứng, cảm giác khó khăn khi đi đại tiện hoặc đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày.
  • Đau bụng: có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái. Ở một số trẻ, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
  • Đầy hơi: đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.
  • Một số triệu chứng khác: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn,…

Phương pháp hỗ trợ điều trị khi bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài?

Điều cha mẹ cần làm khi bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài là tới bệnh viện có chuyên khoa Nhi để các bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách hỗ trợ điều trị hiệu quả. Thông thường rối loạn tiêu hóa sẽ được hỗ trợ điều trị bằng men tiêu hóa và một số loại thuốc khác phụ trợ.

Vì rối loạn tiêu hóa có nhiều triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng nên nhiều phụ huynh có thể bị nhầm lẫn, tự ý hỗ trợ điều trị cho trẻ sai cách khiến bệnh kéo dài mãi không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.

bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Cho trẻ ăn đa dạng các loại rau quả tươi sạch sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng táo bón.

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị y tế, để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cha mẹ cũng cần:

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau mỗi khi ăn uống. Đánh răng, súc miệng sạch sau khi ăn xong. Vì tay và miệng là nơi di chuyển vào cơ thể đủ thứ: vi khuẩn, giun sán… nên giữ sạch cho tay và miệng cũng là góp phần giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
  • Tẩy giun 6 tháng/lần (với trẻ trên 2 tuổi): tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người bệnh suy kiệt. Độc tố của giun cũng gây chứng rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.
  • Ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể giúp phòng tránh táo bón.
  • Bổ sung men tiêu hóa và men sinh hóa từ các loại hoa quả như: đu đủ, dứa chín…

Hỗ trợ điều trị bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở đâu?

bé bị rối loạn tiêu hóa

Nên đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác và có cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Chuyên khoa Nhi, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại là một địa chỉ tin cậy được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài cho bé yêu. Các bác sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn thân thiện và hiểu tâm lý với trẻ nhỏ, có khu vui chơi dành cho trẻ giúp bé không còn sợ hãi khi khám. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện Thu Cúc được hạn chế một cách tối đa, chỉ sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, nếu thực sự cần thiết bác sĩ mới kê đơn có kháng sinh, nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

Đặc biệt bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh.

Ý kiến người bệnh

Chị Lan Phương (27 tuổi – nhân viên Ngân hàng – Hà Nội): “Bé nhà tôi năm nay 5 tuổi, vì nhà ngay gần bệnh viện Thu Cúc nên từ bé hễ con ốm sốt là tôi đưa con sang đây kiểm tra. Các bác sĩ vui vẻ yêu trẻ con lắm, nên bé không sợ khám. Thích nhất cái là ít kháng sinh, phải cần lắm bác sĩ mới kê. Mà cũng xét nghiệm kĩ càng chứ không phải cho đơn theo kinh nghiệm như nhiều chỗ tôi vẫn nghe bạn bè nói.”

Chị Nguyễn Thị Bích (36 tuổi – trưởng phòng kế toán – Hà Nội): “Công việc của 2 vợ chồng tôi đều bận, nên mỗi lần con ốm là đến khổ, khó khăn lắm mới xin nghỉ được. May được cái ở Thu Cúc có khám ngoài giờ, nên tiện. Các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, mát tay nên con nhanh khỏi bệnh mà nhiều khi cũng không cần dùng đến kháng sinh.”

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Chỉ cần gọi 1900 55 88 92 bạn sẽ được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital