Trẻ em thường rất hiếu động, nghịch ngợm nên trong quá trình vui chơi, trẻ có thể gặp phải các chấn thương, va đập, ngã từ trên cao…Phần lớn các trường hợp này đều nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, những chấn động mạnh vùng đầu có thể gây nên các nguy cơ nhất định điển hình là chấn thương sọ não. Nhận biết sớm chấn thương này giúp cha mẹ có hướng xử trí đúng cách thay vì để trẻ tự hồi phục như các va chạm nhẹ. Vậy nhận biết dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em như thế nào?
Menu xem nhanh:
Chấn thương vùng đầu ở trẻ em có thể gây chấn thương sọ não
Vùng đầu, trán có nguồn cấp máu phong phú nên khi có các chấn thương ở vùng ngày dễ gây chảy máu làm tụ máu dưới da đầu, tụ máu dưới cân Galeal, vỡ sọ, lún sọn, dập não….
Theo nghiên cứu của Bộ y tế năm 2013, chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 ở Việt Nam sau bệnh lý tim mạch. Ở trẻ em, chấn thương sọ não liên qua đến ngã, can thiệp khi đẻ, bạo hành gia đình… Trẻ nam có nguy cơ cao hơn do tính hiếu động.
Phân loại chấn thương sọ não
Có 3 loại chấn thương cơ bản là chấn động não, đụp giập não và tụ máu:
+ Chấn động não: Não bộ bị xê dịch, rung lắc quá mạnh gây nên những vi tổn thương. Bệnh nhi thường bị ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào giữa các khoang và tế bào thần kinh.
+ Giập não: Khi có chấn động quá mạnh, tế bào não có thể bị giập một phần, tổ chức não bị phù nề và nhiều tế bào thần kinh gặp phải tình trạng nửa sống nửa chết.
+ Máu tụ nội sọ: Là thể nặng nhất trong chấn thương sọ não, có thể gây tử vong ngay nếu ổ chảy máu nhiều và lớn.
Dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em
Ngoại trừ trẻ sơ sinh có nguyên nhân chấn thương sọ não là các can thiệp khi đẻ, những trẻ lớn hơn thường xảy ra chấn thương sọ não sau khi ngã, tai nạn giao thông. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Trẻ quất khóc, vật vã hoặc lừ đừ, rể rỉ, bỏ bú.
- Nôn hoặc buồn nôn nhiều lần ngay cả khi không ăn gì.
- Ở trẻ lớn hơn, sẽ thấy trẻ than đau đầu
- Trường hợp nặng, tổn thương trong sọ, có thể nhận biết các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử, hôn mê, gọi không tỉnh dậy, chảy máu hoặc chảy dịch từ lỗ tai…
Xử trí trẻ bị chấn thương sọ não như thế nào?
Thay vì đưa trẻ đến bệnh viện tuyến trên hoặc cơ sở lớn có máy chụp CT, nên đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa gần nhất có khoa chấn thương, ngoại thần kinh, phòng hồi sức cấp cứu để thăm khám và chẩn đoán sơ bộ.
Trong quá trình vận chuyển nạn nhân, cho trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên và không gối cao. Cần cho trẻ nằm trên ván cứng để tránh tổn thương cột sống và biến chứng tủy sống.
Nếu có vết thương chảy máu ngoài da, cần băng bó, cầm máu cẩn thận để tránh mất máu quá nhiều.
Tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ, ngồi dậy hay vận độgn mạnh vì dễ là bong các nút máu đông tạm thời khiến một ổ đụng giập não không chảy máu sang ổ chảy máu sọ não hoàn chỉnh. Vì thế không thể bảo toàn được mức độ bệnh cho trẻ.
Nếu trẻ được cho về, cha mẹ cần theo dõi gì?
Khi trẻ không có triệu chứng gì khi thăm khám, bác sĩ có thể cho phép theo dõi tại nhà trong vòng ít nhất 1 tuần. Trong thời gian này, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau cần cho trẻ tái khám ngay:
- Quấy khóc nhiều
- Đau đầu
- Buồn nôn hay nôn nhiều lần
- Co giật tay chân
- Hôn mê không tỉnh
- Chảy dịch, máu từ lỗ mũi, lỗ tai
- Chân yếu, liệt
Chấn thương sọ não khi nào phải mổ?
Khi chấn thương gây nên các vết thương sọ não, lún sọ, tụ máu, dập não… trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, trẻ có thể gặp phải nhiều di chứng như yếu chi, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ thường phải tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện.
Thông thường, khả năng phụ hồi di chứng sau mổ chấn thương sọ não ở trẻ em thường tốt hơn người lớn do trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Những thông tin về dấu hiệu chấn thương sọ não trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác nhất, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 558892.