Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai khá phổ biến và được lựa chọn nhiều vì cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng rằng không biết “đặt vòng có hại gì không”. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tránh thai này, cũng như ưu – nhược điểm và lưu ý giúp hạn chế tác hại. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phương pháp đặt vòng ngừa thai
Đặt vòng tránh thai là phương pháp dùng một dụng cụ có hình chữ T, kích thước nhỏ, làm bằng nhựa để đặt vào tử cung của phụ nữ. Kết quả sẽ ngăn chặn sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, từ đó ngăn cản quá trình thụ tinh và ngăn cản trứng đã được thụ tinh làm tổ phát triển trong tử cung.
Hiện nay có hai loại vòng tránh thai thường dùng là vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai chữ T chứa đồng. Tùy theo nhu cầu và mong muốn của bản thân, chị em lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp với mình.
– Vòng tránh thai nội tiết: Cấu tạo có chứa progesterone tác dụng tạo điều kiện không thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung. Một số loại vòng tránh thai nội tiết phổ biến là Mirena, Kyleena, Liletta, Skyla,.. Vòng tránh thai nội tiết cho thời gian tác dụng ngắn, thường chỉ từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên ngoài tác dụng ngăn ngừa mang thai, vòng tránh thai nội tiết còn có còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt mà không gây tác dụng phụ (đau bụng dưới trong thời gian hành kinh).
– Vòng tránh thai chữ T chứa đồng: Cấu tạo từ thân plastic và có quấn các vòng đồng hoặc quấn dây đồng. Một số loại vòng tránh thai bằng đồng phổ biến là Paragard, Multiload, Tcu 380A. Vòng tránh thai chữ T chứa đồng cho thời gian tác dụng dài, có thể lên đến 10 năm.
2. Ưu điểm của đặt vòng là gì? Đặt vòng có hại gì không?
Rất nhiều chị em có thắc mắc về chuyện “đặt vòng có hại gì không” và những ưu, nhược điểm của phương pháp này là gì. Để trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong các biện pháp tránh thai, đặt vòng tránh thai là phương pháp khá an toàn với nhiều ưu điểm như thủ thuật đơn giản, hiệu quả ngừa thai lâu dài, ít tốn kém, nếu muốn có thai trở lại chỉ cần tháo vòng ra, tuy nhiên một số tác hại không mong muốn cũng có thể xảy ra.
Tác hại của đặt vòng tránh thai là có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng vùng chậu, tổn thương cổ tử cung, viêm âm đạo do nấm, mang thai ngoài tử cung, rối loạn kinh nguyệt.
2.1. Biến chứng nhiễm trùng ở vùng chậu
Trong 20 ngày đầu tiên sau đặt vòng tránh thai, bạn có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng vùng chậu, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay khi cảm thấy có những dấu hiệu lạ như bị đau hoặc căng ở bụng dưới, dịch tiết âm đạo bất thường về lượng hoặc mùi, hoặc cả 2 vấn đề.
2.2. Gây tổn thương cổ tử cung
Vòng tránh thai có thể sẽ gây tổn thương cổ tử cung và gây đau khi vòng được đưa vào tử cung lúc thực hiện thủ thuật, tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất thấp. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng kín hãy nói ngay với bác sĩ để được kiểm tra về cổ tử cung cũng như vị trí đặt của vòng tránh thai.
2.3. Gặp tình trạng viêm nhiễm âm đạo do nấm
Đặt vòng tránh thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở chị em. Đây là tình trạng phổ biến và có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Các triệu chứng viêm âm đạo do nấm sau đặt vòng tránh là: dịch tiết âm đạo lợn cợn, có màu trắng, âm đạo ngứa và bị kích ứng xung quanh, âm đạo bị đau và châm chích khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.
Nếu xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chỉ định phương án điều trị tốt nhất.
2.4. Mang thai ngoài tử cung
Đặt vòng tránh thai cho tỉ lệ người thai cao, tuy nhiên vẫn có những trường hợp sau khi đặt vòng có thai. Mang thai khi đặt vòng tránh thai làm tăng nguy cơ sảy thai, nhiễm trùng, chuyển dạ hoặc sinh sớm.
Đặt vòng tránh thai cũng có thể khiến bạn bị ngoài tử cung khi trứng đã được thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung. Bạn nên đi đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu cho thấy bạn mình đang mang thai, cảm thấy đau bụng bất thường hoặc chảy máu âm đạo.
2.5. Rối loạn kinh nguyệt
Vòng tránh thai có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường, ra máu nhiều hơn khi đến ngày hành kinh, bụng đau nhiều hơn, tình trạng khí hư ra nhiều cũng có thể xuất hiện.
Ngoài ra đặt vòng tránh thai cũng có thể có những ảnh hưởng khác đến sức khỏe như khiến bạn cảm thấy đau bụng hoặc đau đầu.
3. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai hạn chế tác hại
Để việc đặt phòng tránh thai đạt hiệu quả cao và hạn chế tối đa những tác hại có thể xảy ra, dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho bạn.
– Việc đặt vòng tránh thai nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi vì trước khi đặt phòng bạn cần được thăm khám kỹ càng, nếu bị viêm nhiễm phụ khoa thì thủ thuật đặt vòng sẽ không được thực hiện. Khi đặt phòng đội mũ bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn hạn chế tác hại bị tổn thương cổ tử cung, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra cơ sở y tế uy tín cũng đảm bảo về trang thiết bị y tế giúp bạn an tâm về chất lượng.
– Sau đặt vòng tránh thai nên tránh hoạt động mạnh trong vòng 24 giờ vì vận động mạnh có thể gây chuột rút hoặc tuột vòng tránh thai.
– Sau 48 giờ đặt vòng tránh thai bạn không nên tác động vào vùng âm đạo: không bơi lội, không tắm bồn tắm nước nóng, không dùng tampon,…
– Nên đặt lịch tái khám sau 4 đến 6 tuần để kiểm tra và theo dõi tình trạng của vòng đặt tránh thai.
– Không nên đặt vòng tránh thai nếu bạn thuộc một trong những đối tượng: viêm nhiễm phụ khoa, đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang mắc hoặc từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng 3 tháng, bị ung thư vú hoặc u ác tính, có dị tật bẩm sinh hoặc thứ phát ở tử cung hoặc vùng chậu,…
Trên đây là những kiến thức cơ bản về đặt vòng tránh thai, tác hại, và những lưu ý cần thiết khi đặt vòng tránh thai để đảm bảo an toàn cho bạn. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về đặt vòng tránh thai. Nếu có nhu cầu đặt vòng hoặc có thắc mắc muốn được giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với tci để được hỗ trợ sớm nhất.