Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn được rất nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi đặt vòng tránh thai, chị em thấy xuất hiện tình trạng rong kinh. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang mang, thắc mắc liệu đặt vòng tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Vì sao sau đặt vòng tránh thai bị rong kinh
Vòng tránh thai là dụng cụ y thường có hình chữ T đưa vào bên trong tử cung, có công dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và không cho trứng làm tổ ở trong tử cung. Hiện nay, vòng tránh thai bao gồm 2 loại phổ biến nhất là loại chứa đồng và loại chứa nội tiết tố progesterone. Ở phần đuôi của vòng tránh thai có lộ ra 2 dây nhỏ để kiểm tra xem vòng đã đặt đúng vị trí hay chưa. Trên thực tế, biện pháp ngừa thai này mang tới hiệu quả rất cao và tốn không nhiều chi phí nên khá được ưa chuộng. Theo các chuyên gia, việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh là điều khá bình thường và xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
– Cổ tử cung của chị em chưa kịp thích ứng với vật thể lạ được đưa vào bên trong. Điều này khiến cổ tử cung mở và hình thành nên hiện tượng rong kinh.
– Bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai có thể là do nội mạc tử cung dày thêm, khiến cho lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn mỗi khi tới ngày “đèn đỏ”.
– Sau khi đặt vòng, hormone nội tiết tố nữ thay đổi gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng như rong kinh xuất hiện.
– Vị trí đặt vòng tránh thai bị sai hoặc quá trình thực hiện không chuẩn, không đúng kỹ thuật, khiến tình trạng rong kinh bị kéo dài.
– Một vài trường hợp vòng tránh thai bị tuột khỏi vị trí đặt ban đầu và đi sâu vào bên trong âm đạo. Điều này dẫn tới hiện tượng cọ xát gây tổn thương cổ tử cung từ đó khiến chị em bị rong kinh. Lúc này, chị em còn có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới.
– Tình trạng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai có thể do cơ địa của chị em không phù hợp với dụng cụ này, gây dị ứng và khiến chảy máu âm đạo.
– Khi quan hệ tình dục, tử cung co bóp mạnh và nhanh dễ khiến vòng tránh thai bị lệch vị trí, cọ xát vào niêm mạc tử cung gây ra tình trạng rong kinh.
– Chị em bị tăng nồng độ fibrinogen ảnh hưởng tới việc hình thành cục máu đông khiến cho máu chảy nhiều.
2. Sau khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không?
Trên thực tế, sau khi đặt vòng tránh thai, đa số chị em sẽ bị chảy máu âm đạo trong khoảng 4 – 5 ngày. Sau đó, tình trạng này sẽ kết thúc và chị em có thể thấy hiện tượng rong kinh trong 1 – 2 chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thông thường, dấu hiệu này sẽ giảm dần rồi biến mất. Trong trường hợp chị em bị rong kinh mà không xuất hiện những biểu hiện bất thường nào khác thì không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rong kinh đi kèm với những dấu hiệu bất thường như máu chảy ra nhiều, đau bụng dữ dội hoặc quan hệ vợ chồng thấy đau rát thì chị em nên đi khám phụ khoa ngay lập tức. Bởi lẽ hiện tượng này có thể là triệu chứng của viêm nhiễm, vòng tránh thai bị tụt, bị đặt sai vị trí hoặc kích thước của vòng không phù hợp với tử cung của chị em,… Nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn tác động đến khả năng sinh sản sau này.
Một số biến chứng nguy hiểm của việc bị rong kinh kéo dài và đột ngột sau khi đặt vòng tránh thai mà chị em phải đặc biệt chú ý là:
2.1. Thiếu máu trầm trọng
Lượng máu bị mất đi trong thời gian có kinh nguyệt kèm theo tình trạng rong kinh sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu nghiêm trọng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể và tụt huyết áp. Nếu hiện tượng này không được kiểm soát có thể sẽ khiến chị em phụ nữ bị kiệt sức. Với những chị em mắc chứng rối loạn đông máu, nếu không được cầm máu kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
2.2. Ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng
Rong kinh kéo dài khiến kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Điều này sẽ khiến chị em gặp khó khăn trong việc tính ngày trứng rụng. Thêm vào đó, lớp niêm mạc tử cung bong tróc nhiều sẽ khiến trứng khó làm tổ. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.
2.3. Mắc các bệnh phụ khoa
Vùng kín ẩm ướt và dùng băng vệ sinh liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển ở âm đạo. Từ đó dễ dẫn tới các căn bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
Những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của chị em sau này.
3. Sau khi đặt vòng tránh thai mà bị rong kinh thì phải làm như thế nào?
Bình thường, hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai sẽ giảm dần theo thời gian bởi vào thời điểm này, cơ thể của chị em đã quen dần với việc tồn tại của vòng tránh thai. Vì vậy, khi bị rong kinh sau khi vừa đặt vòng tránh thai, chị em cũng không cần phải quá lo lắng. Để khắc phục tình trạng này sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nên bỏ túi những biện pháp sau đây:
– Hãy duy trì tâm lý ổn định, tránh những căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng quá mức và không cần thiết.
– Thiết kế chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ, khoa học.
– Chú ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ điều trị để bảo vệ sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nếu chị em thực hiện tốt những biện pháp này thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay về trạng thái ổn định như trước và rong kinh sẽ biến mất sau khi đặt vòng tránh thai khoảng 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, với những trường hợp cơ thể của chị em không thích ứng được với sự tồn tại của vòng tránh thai hoặc hiện tượng rong kinh kéo dài, số lượng máu kinh nguyệt chảy nhiều thì chị em cần tới ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định rõ nguyên nhân tại sao chị em bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp nhất với từng chị em như kê đơn thuốc điều trị, tháo vòng tránh thai ra hoặc đặt lại vòng tránh thai,…
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra như rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nên chú ý những điều sau đây:
– Lựa chọn bệnh viện thăm khám và đặt vòng tránh thai uy tín, nơi có cơ sở vật chất tốt và bác sĩ giỏi.
– Thăm khám phụ khoa cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi đặt vòng tránh thai để biết cơ thể của mình có phù hợp hay không.
– Sau khi đặt vòng, chị em cần chú ý tới những thay đổi của cơ thể để điều chỉnh kịp thời hoặc thăm khám khi cần thiết.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
– Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đầu khi mới đặt vòng.
– Trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi mới đặt vòng tránh thai, chị em nên vận động một cách nhẹ nhàng, không được vác đồ nặng hay làm việc quá sức để tránh vòng tránh thai bị lệch .
– Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để tránh hiện tượng bị lệch vòng tránh thai hay các vấn đề bất thường của sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các chị em đã có cái nhìn tổng quan nhất về việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh. Tốt nhất, để bảo vệ được sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe sinh sản, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay khi xuất hiện tình trạng này nhé.