Chữa trị ung thư phổi để đạt hiệu quả cao nhất cần có phương hướng điều trị trúng đích và chế độ sống khoa học. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các yếu tố giúp người bệnh điều trị ung thư phổi điều trị bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến điều trị ung thư phổi
1.1 Chữa trị ung thư phổi với những phương pháp điều trị nào?
Hiện nay, phác đồ điều trị ung thư phổi rất đa dạng với nhiều phương pháp và được xây dựng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau theo từng trường hợp bệnh nhân. Trong đó những phương pháp thường được dùng bao gồm:
– Phẫu thuật: Việc can thiệp phẫu thuật thường được áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, phương pháp này có thể áp dụng đồng thời với các liệu pháp khác.
– Hóa trị: Phương pháp này truyền hóa chất bằng đường uống và tiêm để loại bỏ tế bào ung thư, có tác dụng bổ trợ cho phẫu thuật, hóa trị hoặc là một phương pháp giảm nhẹ triệu chứng.
– Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để làm giảm những triệu chứng của bệnh, tuy nhiên phương pháp này sẽ có những tác dụng phụ nhất định như: tổn thương da, rụng tóc…
– Một số phương pháp điều trị mới: Liệu pháp miễn dịch(kích thích hệ miễn dịch mạnh để tiêu diệt ung thư) hoặc liệu pháp nhắm trúng đích(nhắm đến một bộ phận trong cơ thể chứa tế bào ung thư và hướng đến tiêu diệt những tế bào này).
1.2 Phác đồ chữa trị của bệnh nhân ung thư phổi
Để có được hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân ung thư phổi cần lựa chọn cho mình địa chỉ điều trị uy tín và quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi. Bởi bác sĩ sẽ là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ bệnh án và xây dựng phác đồ chuyên biệt cho từng trường hợp.
Đồng thời trong quá trình điều trị với phác đồ này, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao và tập trung vào những mục tiêu điều trị trong các giai đoạn khác nhau.
Bên cạnh đó nếu được chăm sóc kĩ và hỗ trợ tận tình, bệnh nhân sẽ phần nào an tâm hơn khi điều trị ung thư phổi.
1.3 Chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần khi chữa trị bệnh
Đối với bệnh nhân ung thư phổi, mức chi phí điều trị sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể khẳng định rằng đây cũng là một mức chi phí khá lớn. Nếu có sự chuẩn bị trước về kinh tế, người bệnh có thể giảm áp lực trong quá trình điều trị.
Đồng thời, người bệnh cũng nên chuẩn bị một tinh thần lạc quan tích cực đối mặt với bệnh tật, bởi điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị.
2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến điều trị ung thư phổi
2.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và rõ ràng
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là bệnh nhân ung thư phổi. Người bệnh ung thư phổi cần lưu ý nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
– Protein thực vật
– Ăn nhiều thịt trắng từ động vật
– Ăn nhiều chất béo lành mạnh
– Carbs tốt cho sức khỏe
– Chất xơ hòa tan
– Các Vitamins và khoáng chất
– Lưu ý cần nạp thêm nhiều vitamin D
– Ăn những loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm tự nhiên
– Những loại hoa quả mà người bệnh ung thư phổi nên ăn: việt quất, cam, chuối, bưởi…
– Ngũ cốc nguyên hạt
Bên cạnh những thực phẩm này, người bệnh ung thư phổi cũng nên hạn chế một số dòng thực phẩm sau:
– Tránh ăn quá nhiều hải sản
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ
– Đồ nướng, đồ hun khói
2.2 Hình thành những thói quen sống lành mạnh
Để có sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh, người bệnh nên từ bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống bia rượu…
Thay vào đó, bạn nên tập đi ngủ sớm, tránh thức khuya và nằm nhiều để có một cơ thể khỏe mạnh đáp ứng điều trị tốt.
Bạn cũng đặc biệt lưu ý thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình điều trị bệnh và bác sĩ có thể kịp thời ngăn chặn và kiểm soát bệnh nếu có bất thường xảy ra.
3. Tiên lượng sống đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi có 2 dạng là bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Tốc độ phát triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ thường nhanh gấp đôi so với dạng còn lại nên khi thấy các dấu hiệu như: ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, khó thở tức ngực và buồn nôn… thì cần đi khám ở các chuyên khoa ung bướu.
Tiên lượng của ung thư phổi còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và thời điểm phát hiện, phát hiện sớm thì bệnh nhân sẽ có tiên lượng sống cao hơn tùy theo giai đoạn bệnh:
– Bệnh ở trong giai đoạn khu trú có tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 52%
– Tế bào ung thư lây lan tới hạch bạch huyết thì người bệnh có thể sống sau 5 năm khoảng 25%
– Ung thư di căn xa thì tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giảm còn 5%.
Tỷ lệ này được đánh giá trên đa số tình trạng bệnh tuy nhiên có thể khác biệt và chênh lệch tùy theo từng đối tượng khác nhau. Ví dụ như người cao tuổi thường có thời gian sống và đáp ứng điều trị kém hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi.
Hiện nay có một số loại thuốc làm ức chế tế bào ung thư phổi nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mà chưa có phương pháp điều trị triệt để cho tất cả các tình trạng bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ, tránh xa những thói quen thiếu lành mạnh và chủ động theo dõi bất thường trên cơ thể.
Trên đây là những thông tin quan trọng về cách chữa trị bệnh ung thư phổi mà người bệnh nên lưu ý. Để có một kết quả điều trị tốt, người bệnh cần phối hợp nhiều yếu tố và đặc biệt là có sự xây dựng khoa học trong quá trình điều trị từ yếu tố bên ngoài đến bên trong.