Bệnh ho ở trẻ là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt trong mùa đông. Chữa bệnh ho ở trẻ em cần được thực hiện đúng cách và nghiêm túc để có thể ngăn chặn dứt điểm cơn ho, tránh những biến chứng xấu.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân trẻ hay bị ho hắng khi trời lạnh
Mùa đông, nền nhiệt độ hạ đột ngột, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu ớt nên rất dễ nhiễm bệnh và ho là một trong những bệnh thường gặp của trẻ trong mùa đông.
Bản chất ho không hoàn toàn là phản ứng có hại mà ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhằm loại bỏ những loại bụi bẩn, chất tiết, vi rút, vi khuẩn hoặc các dị vật cản trở đường thở ra khỏi đường hô hấp, giúp bảo vệ đường hô hấp không bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp đường hô hấp vì viêm nhiễm, chất nhầy sẽ tiết ra khá nhiều để chống lại sự viêm nhiễm, khi đó phản ứng ho nhằm đẩy các chất nhầy ra khỏi đường thở để đường thở được thông thoáng hơn.
Khi thời tiết trở lạnh, nhất là những thời điểm giao mùa giữa mùa hè và mùa thu, mùa thu và mùa đông với không khí khô sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh, từ đó khiến cho trẻ bắt đầu ho nhiều. Có hai nguyên nhân chính khiến cho trẻ thường bị ho đó là:
– Do vi khuẩn do vi rút. Thời điểm lạnh các loại virus vi khuẩn phát triển rất mạnh, nhất là các loại gây bệnh cúm. Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu kém nên dễ dàng bị các loại virus xâm nhập từ đó gây các bệnh về hô hấp cho trẻ. Theo thống kê, những căn bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi…cũng đặc biệt gia tăng vào mùa lạnh. Nếu bị nhiễm bệnh, trẻ không chỉ ho mà còn có thể sốt vài ngày cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn mới giảm dần ho.
– Tác nhân thứ hai có thể khiến cho trẻ bị ho khi trời lạnh là do thời tiết thay đổi, do không bị bị ô nhiễm, có quá nhiều khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào mà trẻ đã hít vào hoặc do trẻ bị nhiễm lạnh. Ngoài ra thời tiết khô và hanh có thể khiến niêm mạc hô hấp bị khô làm cho dịch tiết trong cơ thể tiết ra nhiều hơn để tạo thế cân bằng. Khi đó trẻ cũng có thể bị ho.
Trẻ có thể gặp các dạng ho như: Ho do cảm cúm, ho do dị ứng, ho do viêm phổi, ho do viêm cuống phổi, ho do mủ ở màng phổi, ho gà, ho khan, ho lao… Nguyên tắc điều trị bệnh ho ở trẻ em là cần “tôn trọng” cơn ho của trẻ. Khi trẻ bị ho, hãy để cơn ho của trẻ tự dứt, không nên nôn nóng tìm cách dập tắt cơn ho của trẻ.
Để việc chữa bệnh ho ở trẻ em đạt được hiệu quả tối ưu, các bậc phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn bởi bác sĩ. Thực hiện uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì nếu không đúng thuốc bệnh sẽ không khỏi và tiến triển nặng hơn.
2. Bố mẹ cần làm những gì khi trẻ bị ho trong thời tiết lạnh?
Theo các bác sĩ, khi trẻ bị ho kèm sốt nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc nhiều nước và uống thuốc hạ sốt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng. Cổ họng bị đau rát, có thể ngậm các loại viên ngậm chữa ho, thông cổ…
Vào mùa đông, phụ huynh nên lưu ý đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt, hạn chế các món nhiều dầu mỡ. Các bậc phụ huynh nên đặc biệt chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là phần cổ và ngực tránh để tay chân bị lạnh…
2.1. Giữ ấm cơ thể là phương pháp đầu tiên để tránh bệnh ho ở trẻ
Phương pháp rất quan trọng có thể giúp trẻ tránh được nguy cơ ho nhiều mỗi khi thời tiết chuyển lạnh đó là phải giữ ấm nhiệt độ cơ thể cho trẻ, duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định là tốt nhất. Cha mẹ cần mặc quần áo dài tay và đủ ấm, nên quàng khăn cổ, đi tất khi trẻ đi ngủ vì thời tiết ban đêm và sáng sớm thường giảm mạnh. Khi trẻ đi ra ngoài cần mặc thêm áo khoác sao cho đủ ấm. Nên cho trẻ uống nước ấm và không nên ăn đồ ăn lạnh và tắm muộn quá cũng có thể khiến cho trẻ bị cảm lạnh.
2.2. Vệ sinh mũi và họng để tránh bệnh ho ở trẻ vào mùa đông
Nếu thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu chảy nước mũi thì nên nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Nước mũi sinh lý có thể sát khuẩn, tiêu diệt những mầm bệnh khi chúng bắt đầu xâm nhập vào cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ bị ho ở trẻ.
2.3. Bổ sung dinh dưỡng
Khi trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể trẻ giữ ấm tốt hơn, đồng thời tăng cường năng lượng và tăng sức đề kháng vào mùa đông cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả có nhiều vitamin C và những loại rau xanh cháo súp, vừa giúp cơ thể giữ ấm lại vừa làm tăng sức đề kháng chống lại các loại vi rút, vi khuẩn đang sinh sôi nhiều lên trong mùa lạnh.
Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống, nhất là những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm vì không phải loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nào cũng là do vi khuẩn gây ra. Nếu nguyên nhân là do virus thì việc uống kháng sinh thậm chí còn có hại cho trẻ.
2.4. Dùng các loại thảo dược
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể sử dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như bạc hà, gừng, tinh dầu tràm, tần dày lá… để chữa ho có con em mình
Chuyên khoa về bệnh nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý nhi khoa, trong đó có bệnh ho. Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa. Chuyên khoa Nhi còn được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh. Với sự tiện nghi, đầy đủ, sang trọng, hiện đại cùng sự chăm sóc nhẹ nhàng, ân cần, Bệnh viện Thu Cúc sẽ mang lại hiệu quả khám, điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.
Trên đây là những thông tin về bệnh ho ở trẻ và cách cha mẹ có thể áp dụng để giảm hoặc phòng ngừa triệu chứng ho. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ rất hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ đối với nhiều bậc phụ huynh.