Chớ chủ quan khi tuyến giáp sưng to!

Tham vấn bác sĩ

Tuyến giáp sưng to là hiện tượng cấu trúc mô tuyến giáp phát triển nhanh, vượt quá mức cho phép. Khi đó, vùng cổ phình to bất thường, gây đau họng, khó nuốt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy bất thường này biểu hiện của bệnh lý gì, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây cùng Thu Cúc TCI.

1. Tìm hiểu chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp đảm nhận chức năng nội tiết, dự trữ hormone triiodothyronine và thyroxine. Đây là tuyến nội tiết trong cơ thể, vị trí nằm phía trước cổ, từ đốt sống cổ C5 tới đốt sống ngực T1, hình dạng khá tương đồng với con bướm. Bộ phận này gồm 2 thùy trái và phải, phía trước là da, phía sau khí quản.

Tuyến giáp giúp duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể để đảm bảo luôn ổn định, không nhanh, không chậm. Do đó, khi tuyến giáp có sự thay đổi, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, bên cạnh đó xuất hiện các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp.

Tuyến giáp giữ các vai trò quan trọng với cơ thể, cụ thể như:

– Tăng cường hoạt động của tim điển hình như sự co bóp.

– Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

– Tăng cường, ổn định mức đường huyết cùng với quá trình tạo nhiệt.

– Hệ thần kinh được hỗ trợ phát triển hoàn thiện.

– Tuyến giáp giúp điều tiết lượng canxi, photpho trong máu.

Vậy khi tuyến giáp sưng to sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, tuyến giáp sưng to được phân thành nhiều cấp độ và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.

2. Tuyến giáp sưng to là biểu hiện của bệnh lý nào?

Khi thấy tuyến giáp có sự thay đổi về kích cỡ, người bệnh nên thăm khám để xác định đúng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý có triệu chứng cổ sưng to:

2.1. Nhân tuyến giáp

Đây là căn bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh tuyến giáp. Bệnh không gây đau đớn, người bệnh có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nhân nổi ở cổ. Tuy nhiên, nếu nhân to lên gây chèn ép dây thanh quản dẫn đến khó thở, khó nuốt.

Một số trường hợp bị nhân tuyến giáp có thể tạo ra một số biểu hiện như:

– Lo lắng

– Nhịp tim nhanh

– Sụt cân

Nguyên nhân gây ra là do hormone thay đổi. Muốn kiểm tra là u lành tính hay ác tính, người bệnh cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm.

Tuyến giáp sưng to lên bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm

Tuyến giáp to lên bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm

2.2. Bướu giáp đơn thuần

Bệnh làm xuất hiện các khối to lớn dưới cổ, thường không gây đau. Tuy nhiên, khi kích thước bướu cổ lớn hơn sẽ gây ra nhiều triệu chứng như:

– Khó thở

– Khó nuốt

– Khàn tiếng

– Mất tiếng

– Ho dai dẳng không dứt

2.3. Bệnh cường giáp làm tuyến giáp sưng to

Đây là bệnh lý xảy ra do lượng hormone tuyến giáp tăng. Cường giáp có những biểu hiện điển hình như:

– Thân nhiệt tăng

– Sụt cân

– Đổ mồ hôi nhiều

– Tiêu chảy

Khó ngủ

– Cáu gắt

– Dễ nhận thấy hơn là tuyến giáp to ra

2.4. Tuyến giáp sưng to là biểu hiện của suy giáp

Ngược lại với cường giáp, nguyên nhân gây ra suy giáp là tuyến giáp ít bài tiết hormone. Khi cơ thể không đủ hormone để vận hành, một số triệu chứng có thể xuất hiện như:

– Cơ thể mệt mỏi

– Tăng cân

– Tiểu ít

– Trí nhớ suy giảm

– Táo bón

– Nhịp tim giảm

– Huyết áp thấp

– Cơ thể chậm chạp

Tuyến giáp sưng to có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp mà bạn không nên chủ quan

Mệt mỏi, yếu sức có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp mà bạn không nên chủ quan

2.5. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp ngày càng phổ biến, phần lớn xảy ra với chị em phụ nữ. Triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt khiến nhiều người chủ quan. Khi bệnh tiến triển nặng, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:

– Đau cổ

– Khàn giọng

– Khó nuốt

– Khó thở

– Sưng hạch ở cổ

Có thể thấy, tuyến giáp sưng to cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh ngay khi thấy xuất hiện các bất thường ở vùng cổ cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

3. Giải thích nguyên nhân nào gây nên bệnh tuyến giáp?

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp rất đa dạng, một số yếu tố bao gồm:

– Bệnh Graves – tình trạng hormone tuyến giáp sản xuất quá nhiều do hệ thống miễn dịch rối loạn. Đây là nguyên nhân gây bệnh cường giáp và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp.

– Nhân tuyến giáp làm việc quá mức cho phép.

Viêm tuyến giáp.

– Khối u ở tuyến yên

– Thiếu hoặc thừa iod

– Viêm tuyến giáp Hashimoto

– Viêm tuyến giáp sau sinh, thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở

– Suy giáp bẩm sinh

– Rối loạn tuyến yên làm quy trình sản xuất hormone ở tuyến giáp gián đoạn

– Tác dụng phụ của xạ trị trong quá trình điều trị ung thư, hoặc do phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

4. Gợi ý các phương pháp phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp

4.1. Kiểm tra sức khỏe

Ngay khi nhận thấy tuyến giáp sưng to, cổ to lên bất thường hay những dấu hiệu khác thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn bệnh diễn tiến nặng, ngăn biến chứng xuất hiện.

Bên cạnh đó, mỗi người nên xây dựng thói quen kiểm tra tuyến giáp cũng như sức khỏe tổng thể định kỳ.

Thăm khám ngay khi tuyến giáp sưng to để được chẩn đoán bệnh chính xác và tư vấn cách ăn uống, điều trị phù hợp

Thăm khám ngay khi cổ sưng to để được chẩn đoán bệnh chính xác và tư vấn cách ăn uống, điều trị phù hợp

4.2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp xuất hiện. Trong đó, iod giúp cân bằng kích thích sản sinh các nội tiết tố quan trọng, giảm khả năng khối u tuyến giáp hình thành.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp có thể lưu ý để bổ sung trong bữa ăn hàng ngày gồm:

– Thực phẩm giàu iod như rong biển, tảo bẹ, hải sản: chú ý chỉ sử dụng mức độ vừa phải. Bệnh nhân cường giáp cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.

– Bổ sung trái cây và rau xanh: giúp cải thiện các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim rối loạn.

– Nhóm axit béo, omega 3: có nhiều trong cá hồi, thịt bò, tôm,…

– Sữa chua ít béo: chứa nhiều iod, vitamin D tốt cho hoạt động của tuyến giáp.

– Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều,… là nguồn cung cấp magie, protein thực vật, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất khác cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

– Bổ sung selen: dồi dào trong thịt bò, gà, cá, hàu, phô mai,…

4.3. Tập luyện

Việc vận động giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện thể chất lẫn tinh thần, ngăn ngừa nhiều bệnh lý trong đó có bệnh tuyến giáp.

Mỗi chúng ta nên duy trì vận động mỗi ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, leo cầu thang, bơi lội, aerobics, yoga, … từ 20-30 phút.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh tuyến giáp. Hi vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và kịp thời phát hiện các bất thường để xử trí sớm, an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital