Câu hỏi: Chửa ngoài tử cung có giữ được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bệnh lý thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm, và không ai mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bị mắc phải bệnh lý này thì câu hỏi: chửa ngoài tử cung có giữ được không? là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ đặt ra. Do đó, hãy cùng Thu Cúc TCI trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

1. Làm thế nào để nhận biết bệnh lý thai ngoài tử cung?

Chửa ngoài tử cung hay còn được gọi là chửa ngoài dạ con, là tình trạng bất thường trong quá trình làm tổ của phôi thai. Phôi thai lúc này không di chuyển về buồng tử cung của người mẹ để làm tổ mà lại lựa chọn làm tổ tại những vị trí khác bên ngoài tử cung. Một số vị trí bên ngoài mà phôi thai thường hay làm tổ đó là: vòi trứng, ống dẫn trứng, ổ bụng, cổ tử cung,…Những trường hợp bị thai ngoài tử cung sớm muộn đều phải có biện pháp xử lý và điều trị trước khi chúng gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

câu hỏi chửa ngoài tử cung có giữ được không

Chửa ngoài tử cung hay còn được gọi là chửa ngoài dạ con, là tình trạng bất thường trong quá trình làm tổ của phôi thai

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được bệnh lý này:

– Kinh nguyệt bị trễ hơn so với bình thường: Đây được xem như là một dấu hiệu sớm điển hình báo hiệu của việc có thể chị em đã mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thể khẳng định được rõ ràng về việc thai làm tổ bên trong tử cung hay không. Do đó, vẫn cần theo dõi thêm các biểu hiện khác hoặc chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra. Đối với những trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt rối loạn, không đều thì càng không thể dựa vào việc trễ kinh nguyệt.

– Xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới liên tục: Theo các bác sĩ sản khoa, nếu bạn bị trễ chu kỳ kinh nguyệt, cộng với việc đau vùng bụng dưới liên tục thì khả năng cao bạn đã bị chửa ngoài tử cung. Thường chị em sẽ gặp các cơn đau tập trung tại khu vực phôi thai làm tổ. Các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài, hoặc đau theo cơn dồn dập. Cần nhớ phân biệt rõ các cơn đau của chu kỳ kinh nguyệt với cơn đau bệnh lý này.

– Siêu âm và làm xét nghiệm là phương pháp phát hiện ra bệnh lý thai ngoài tử cung rõ ràng nhất. Thông thường để đưa ra kết luận cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân siêu âm thai, đồng thời cho bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu nồng độ beta HCG tăng cao (trên 1500), nhưng khi siêu âm lại không quan sát thấy hình ảnh phôi thai làm tổ bên trong buồng tử cung thì khả năng bạn đã bị chửa ngoài tử cung rất cao.

2. Thai ngoài tử cung cần phải điều trị như thế nào?

2.1. Trả lời câu hỏi: Chửa ngoài tử cung có giữ được không?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng tình trạng thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm. Chúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng cũng như nguy hiểm về sức khỏe, tính mạng cho người phụ nữ. Do đó, bất kể thai làm tổ ở vị trí nào không phải buồng tử cung đều không thể giữ lại. Sự phát triển của thai nhi tại những vị trí ngoài tử cung khiến thai nhi không đủ điều kiện để phát triển. Do những lý do này, mà trong trường hợp mẹ phát hiện mình bị thai ngoài tử cung thì nên chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần thật tốt để có thể sớm điều trị, xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

2.2. Những nguyên nhân nào thường gây ra bệnh chửa ngoài tử cung?

chửa ngoài tử cung có giữ được không cần hỏi bác sĩ

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới việc mẹ bị thai ngoài

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới việc mẹ bị thai ngoài. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh đó là:

– Hiện tượng viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục: một số cơ quan mà thai thường có xu hướng làm tổ như: vòi trứng, ống dẫn trứng,…đều có thể đã bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm làm cho con đường di chuyển của phôi thai về buồng tử cung bị bít tắc lại, dẫn đến việc thai không làm tổ được ở đúng vị trí.

– Phụ nữ bị mắc các loại bệnh lý phụ khoa: một số bệnh lý phụ khoa phổ biến có khả năng gây ra chửa ngoài tử cung đó là: viêm nhiễm âm đạo, nhiễm khuẩn vùng kín, nhiễm nấm vùng kín, viêm phần vùng chậu,…

– Những người có thời gian dài sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích cũng làm gia tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung. Không chỉ vậy, thuốc lá còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

2.3. Nếu kéo dài tình trạng chửa ngoài tử cung thì sẽ gây ra biến chứng gì?

chửa ngoài tử cung có giữ được không hả bác sĩ

Cần phải có sự thăm khám, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa nếu gặp phải bệnh lý thai ngoài tử cung

Như đã nói ở trên, thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm. Do đó, chúng ta không thể xem thường mà nên xử lý, điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chúng ta kéo dài thời gian thì khối chửa ngoài sẽ có khả năng gây ra những biến chứng như:

– Hiện tượng vỡ khối thai: đây là một dạng cấp cứu sản khoa vô cùng nguy hiểm. Khi khối thai ngoài phát triển to lên và tới một mức độ nhất định, chúng vỡ ra. Nếu không ngay lập tức được cấp cứu sẽ có khả năng bệnh nhân bị sốc, choáng, tụt huyết áp, thậm chí trụy tim mạch gây tử vong.

– Biến chứng về việc lặp lại bệnh thai ngoài tử cung: theo đó những đối tượng chị em phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung một lần thì những lần mang thai sau vẫn sẽ có một tỉ lệ nhất định bị tái mắc bệnh. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ việc tại khu vực thai làm tổ trước đó đã bị tổn thương, hình thành sẹo, viêm nhiễm, hay dân gian còn gọi là hiện tượng “quen dạ”.

– Biến chứng ảnh hưởng đến sinh nở: thai ngoài tử cung ít nhiều sẽ để lại cho phụ nữ những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là đối với khả năng sinh sản. Nếu không được điều trị và xử lý thai ngoài dứt điểm thì sẽ có khả năng làm cản trở, gây khó khăn cho quá trình thụ thai của những lần sau này.

Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần phải có sự thăm khám, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa nếu gặp phải bệnh lý thai ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ là người đưa ra cho chúng ta những phương pháp điều trị và lời khuyên phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng tới 1 năm 1 lần hoặc trước khi có kế hoạch mang thai, để tầm soát sớm các bệnh lý cũng như biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong việc điều trị thai ngoài tử cung, cũng như giải đáp thắc mắc về bệnh lý này. Nếu chị em cũng đang gặp phải vấn đề tương tự hay cần tư vấn của bác sĩ sản khoa, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital