【Cảnh báo】Phổi có vết mờ coi chừng ung thư phổi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu

Rất nhiều người sau khi thăm khám chụp X quang phổi phát hiện phổi có vết mờ và lo lắng do ung thư phổi. Vậy thực tế, chụp X quang phổi có vết mờ có phải ung thư không?

Phổi có vết mờ – chớ coi thường

X quang phổi là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng nhất trong chẩn đoán các bệnh lý ở phổi. Chụp X quang phổi thường được thực hiện khi người khám có nhiều biểu hiện nghi ngờ liên quan đến phổi như đau tức ngực, khó thở, đau tim…

Phổi có vết mờ có nhiều nguyên nhân khác nhau

Phổi có vết mờ có nhiều nguyên nhân khác nhau

X quang phổi là phương pháp có nhiều giá trị cho phép xác định các vấn đề ở phổi như nhiễm trùng phổi, khí phế thủng, phù phổi, tràn dịch màng phổi, khối u ở phổi…

Vết mờ (hình mờ) ở phổi là một trong những dạng tổn thương thường gặp khi X quang phổi. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà tổn thương có thể thấy là mờ toàn bộ một phế trường, nốt mờ 1 – 10 mm, đốm mờ 1 – 3 cm hay đám mờ (hình mờ có kích thước 3 – 10 cm…

Vết mờ phổi có thể liên quan đến nhiều bệnh lý sau:

  • Tràn dịch màng phổi: lao, ung thư hay chấn thương vùng sườn phổi cũng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi
  • Viêm phổi thùy (viêm phổi do phế cầu khuẩn): ở giai đoạn điển hình tổn thương là đám mờ thuần nhất ở nửa dưới phổi phải, góc sườn hoành phải sáng…
  • Lao phổi: đám mờ không thuần nhất, ranh giới không rõ ràng
  • U phổi lành tính: u phổi lành tính chỉ chiếm khoảng 2%. Thường là các khối mờ tròn, ranh giới có thể rõ hoặc không…
  • Ung thư phổi: là bệnh ung thư cực kì nguy hiểm có tỷ lệ mắc hàng đầu ở nam giới Việt Nam. Ung thư phổi tiến triển rất nhanh, rất dễ di căn sang bên phổi còn lại cũng như các hạch bạch huyết vùng ngực, cơ quan ở xa nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời.

Hãy cảnh giác bệnh ung thư phổi nếu bạn có những biểu hiện bất thường sau:

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi nếu bạn có nhiều biểu hiện nghi ngờ khác, điển hình là ho kéo dài

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi nếu bạn có nhiều biểu hiện nghi ngờ khác, điển hình là ho kéo dài

  • Ho lâu ngày
  • Ho ra máu
  • Đau tức ngực
  • Khó thở, thở khò khè
  • Xẹp phổi
  • Tràn dịch màng phổi
  • Viêm phổi tái phát thường xuyên…

Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào?

Thực tế, phim chụp X quang phổi có thể bỏ sót một số tổn thương phổi do bị che lấp bởi các cấu trúc khác như tim, mạch máu, xương cột sống, lồng ngực…Vì vậy, chẩn đoán ung thư phổi thường phải kết hợp các phương pháp khác để không bỏ sót cơ hội phát hiện sớm.

CT scan lồng ngực cho giá trị chẩn đoán ung thư phổi cao

CT scan lồng ngực cho giá trị chẩn đoán ung thư phổi cao

  • CT scan ngực: là một trong những phương tiện chẩn đoán ung thư phổi có độ chính xác cao, có thể phát hiện những tổn thương nhỏ mà X quang có thể bỏ sót. Khi bơm thuốc cản quang, khối u tăng quang trên 20 HU có giá trị chẩn đoán ung thư phổi với độ chính xác lên tới 98% và độ đặc hiệu 73%.
  • MRI: có thể đánh giá tình trạng ung thư xâm lấn đến màng tim, tim, các mạch máu lớn, đánh giá mức độ chèn ép tủy sống của khối u
  • PET: có thể chẩn đoán phân biệt u lành tính và ác tính
  • Nội soi phế quản: cũng là phương pháp cho giá trị chẩn đoán cao, đặc biệt là các khối u trung tâm
  • Sinh thiết mô bất thường dưới hướng dẫn CT dành cho các u ở ngoại biên

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital