Cảnh báo các thói quen dễ gây đột quỵ cần tránh

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nguy hiểm hơn, bệnh có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, mỗi người cần tránh các thói quen dễ gây đột quỵ sau đây.

1. Dấu hiệu đột quỵ cần biết

Dưới đây là một trong những biểu hiện của bệnh đột quỵ não mà mọi người nên chú ý để kịp thời sơ cứu nhanh, đúng cách:

– Không thể cười bình thường, một bên mặt bị liệt, méo và chảy xệ. Người đối diện nhìn sẽ thấy rõ mặt mất cân đối.

– Không thể tự nâng tay qua đầu, chân tay tê liệt và khó cử động, một số người bị liệt hẳn một bên cơ thể.

– Người bệnh bị đau đầu dữ dội, cơn đau nghiêm trọng kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt, dễ té ngã.

– Mí mắt bị sụp, mắt nhìn mờ, có thể ở một mắt hoặc cả hai.

– Khẩu hình miệng lệch, méo miệng, nói ngọng, nói không tròn câu, rõ chữ.

Những triệu chứng trên diễn ra và biến mất rất nhanh, tuy nhiên đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp diễn ra. Đối với người bệnh, khi nhận thấy cơ thể có sự bất thường, cần báo với người thân để được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất. Nếu người thân bạn xuất hiện các dấu hiệu này, cần chú ý theo dõi và đưa người bệnh đi thăm khám càng sớm càng tốt.

2. Cảnh báo một số thói quen dễ gây đột quỵ

2.1. Thức khuya là thói quen dễ gây đột quỵ

Thức khuya thường xuyên làm đồng hồ sinh học của tim và mạch máu não rối loạn. Điều này khiến cơ thể tiết ra nhiều adrenaline và norepinephrine khiến mạch máu co lại, hạn chế sự lưu thông của máu từ đó gây đột quỵ.

2.2. Béo phì, lười vận động làm tăng nguy cơ đột quỵ (đặc biệt ở người trẻ)

Ăn uống không điều độ, ít tập thể dục thể thao khiến nhiều người trẻ bị thừa cân, béo phì. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 10% người bệnh đột quỵ trẻ tuổi có yếu tố thừa cân với chỉ số BMI > 30. Thừa cân, béo phì kéo theo nhiều hệ lụy với sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu. Các yếu tố này đều là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ.

Bên cạnh đó, lối sống ngồi nhiều, ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể dục thể hóa khiến chất dinh dưỡng không được chuyển hóa, lâu ngày làm mỡ tích tụ, gây thừa cân, béo phì.

2.3. Ăn các món nhiều dầu mỡ

Phần lớn những cơn đột quỵ có liên quan đến sự tích tụ mỡ và hình thành các mảng xơ vữa động mạch, từ đó khiến quá trình cung cấp máu tới não tắc nghẽn. Thực phẩm có lượng dầu mỡ cao góp phần hình thành xơ vữa động mạch và gây ra đột quỵ.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp; bơ; bánh quy; đồ chiên rán với nhiều dầu mỡ là thủ phạm chính.

Vì vậy, mỗi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ:

– Tăng cường rau xanh, củ, hoa quả và các loại đậu, ngũ cốc

– Tăng cường ăn thịt trắng, cá và hạn chế thịt mỡ, thịt đỏ

– Nên chế biến theo dạng luộc, hấp, chiên không dầu

Ăn nhiều đồ chiên rán dầu mỡ là thói quen dễ gây đột quỵ

Ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe trong đó làm tăng nguy cơ đột quỵ

2.4. Ăn quá mặn

Chế độ ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới huyết áp cao. Huyết áp cao lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe mạch máu và sức khỏe tổng thể.

Tốt nhất nên ăn nhạt, hạn chế muối và đường để hạn chế nguy cơ đột quỵ cùng nhiều bệnh lý khác.

2.5. Hút thuốc

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc làm tăng 90% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Nguy hiểm hơn, hút thuốc không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người hút mà còn tác động tới những người ngửi phải khói thuốc.

2.6. Lạm dụng rượu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người thường xuyên uống rượu, uống với lượng lớn có nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Để bảo vệ sức khỏe, cách tốt nhất là cai rượu và nói không với rượu bia, đồ uống có cồn.

Lạm dụng rượu là thói quen dễ gây đột quỵ và nhiều bệnh lý khác

Lạm dụng rượu khiến sức khỏe suy kiệt, khả năng đối mặt với đột quỵ rất cao

2.7. Ngồi quá lâu, ít vận động đi lại cũng là thói quen dễ gây đột quỵ

Ngồi lâu một chỗ khiến mỡ tích tụ gây béo, máu lưu thông chậm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch máu não.

Vì vậy, hãy bắt đầu hình thành thói quen vận động mỗi ngày. Bắt đầu từ việc đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ nhiều hơn để cơ thể làm quen. Sau đó có thể tăng cường độ tập luyện, kết hợp đạp xe, bơi lội, aerobics, yoga, …

Lưu ý rằng, bạn nên tập phù hợp với thể trạng cơ thể, tránh gắng sức tạo áp lực cho cơ thể.

3. Những điều nên và không nên làm khi người thân có dấu hiệu đột quỵ

3.1. Nên làm

Khi nhận thấy người thân, người xung quanh có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, cần nhanh chóng thực hiện các thao tác sau:

– Gọi cấp cứu

– Đỡ người bệnh nhẹ nhàng, đặt xuống vị trí nhất định, đảm bảo xung quanh không có vật nguy hiểm.

– Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, hãy trấn an tinh thần và động viên người bệnh thở đều. Đồng thời nới lỏng quần áo, cởi bỏ bớt trang sức phụ kiện để người bệnh thoải mái.

– Trong trường hợp người bệnh hôn mê, hãy kiểm tra hơi thở của họ, nếu ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo trong khi chờ nhân viên y tế tới hỗ trợ.

– Luôn luôn bên cạnh túc trực, theo dõi các triệu chứng bất thường để sau đó báo với nhân viên y tế.

3.2. Không nên làm

Bên cạnh những việc nên làm, mọi người cũng nên lưu ý một số việc không nên làm khi gặp người có triệu chứng đột quỵ như sau:

– Không rung lắc, di chuyển người bệnh quá mạnh

– Tuyệt đối không bấm huyệt, cạo gió, chích kim vào đầu ngón tay

– Để tránh bị tắc nghẽn đường thở, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kì thứ gì

– Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

4. Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Thu Cúc TCI

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là điểm đến thăm khám và tầm soát đột quỵ được đông đảo người bệnh tin chọn. Bác sĩ TCI giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc y tế hiện đại đặc biệt là hệ thống chẩn đoán hình ảnh tiên tiến giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác các bệnh lý tăng nguy cơ đột quỵ. Từ đó, lên đúng phác đồ điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.

Loại bỏ thói quen dễ gây đột quỵ, tầm soát nguy cơ đột quỵ là việc nên làm

Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe bất thường từ đó có phương án dự phòng sớm

Đột quỵ không loại trừ một ai, vì vậy, mỗi người nên chú ý chăm sóc sức khỏe, loại bỏ thói quen dễ gây đột quỵ đồng thời cần chủ động thăm khám định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital