Dấu hiệu đột quỵ thường gặp và ít gặp

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Đột quỵ là một biến cố thần kinh nguy hiểm, có khả năng cao gây tử vong và những di chứng nặng nề. Các dấu hiệu đột quỵ biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh đột quỵ qua bài viết sau.

1. Nhận diện đột quỵ qua những dấu hiệu nào?

Đột quỵ là hay tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bộ đột ngột xảy ra tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (trong nhồi máu não) hoặc bị vỡ (trong xuất huyết não).

Bệnh có thể xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu nào, người bệnh đột ngột ngất đi, chìm vào hôn mê sâu và tử vong, nhưng cũng có thể có các dấu hiệu cảnh báo, bao gồm cả những triệu chứng thường gặp và ít gặp hơn.

Dấu hiệu đột quỵ thường gặp

Méo mặt, yếu liệt tay chân, giảm thị lực là một số dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ.

2.1 Các dấu hiệu đột quỵ thường gặp

Các dấu hiệu thường gặp của người bị đột quỵ gồm:

– Yếu, liệt mặt

Tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não có thể khiến các dây thần kinh điều khiển cơ mặt bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, mặt của người bệnh có thể có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch về một bên so với bình thường, nếp mũi bên yếu rũ xuống. Dấu hiệu này càng rõ hơn khi người bệnh nói hoặc cười.

– Yếu tay hoặc chân

Khi xảy ra đột quỵ, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) của người bệnh có thể đột ngột yếu đi hay có cảm giác tê bì. Tình trạng này thường xảy ra ở các chi phía bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ.

Người bệnh thường có cảm giác tay tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, thậm chí không nhấc chân lên được. Để kiểm tra có thể yêu cầu người bệnh mở rộng hoặc nâng cao cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay không thể mở rộng hoặc bị rơi xuống thì có thể là biểu hiện yếu cơ – một dấu hiệu của đột quỵ.

– Thay đổi giọng nói

Người bị đột quỵ có thể đột nhiên khó nói hoặc nói ngọng, môi lưỡi tê cứng, miệng khó mở, để nói chuyện người bệnh phải gắng sức nhiều. Khi yêu cầu bệnh nhân lặp đi lặp lại một cụm từ, người bệnh có thể bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói.

– Giảm thị lực

Khi bị đột quỵ, thị lực của người bệnh có thể giảm khiến họ nhìn mờ dần. Điều này có thể xảy ra ở cả hai bên mắt hoặc một mắt. Tuy nhiên bất thường về thị lực thường không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ bởi chỉ có người bệnh mới có thể cảm nhận được. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu này, người bệnh nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

– Rối loạn nhận thức

Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, giảm nhận thức, ù tai, không nghe rõ.

– Dấu hiệu thần kinh

Thường gặp nhất là cảm giác nhức đầu dữ dội, đột ngột hoặc đau nặng đầu. Đây là triệu chứng nặng và tương đối phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ, hay xảy ra ở những người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu. Khi thấy có biểu hiện đau đầu, uống thuốc không đỡ cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị, tránh đột quỵ xảy ra.

Nấc cụt có phải dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Nấc cụt là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở phụ nữ, tuy nhiên ít được chú ý.

2.2 Các dấu hiệu đột quỵ khác

Một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo đột quỵ gồm:

– Bỗng dưng chóng mặt

Khi hệ thống tuần hoàn suy yếu sẽ khiến não không nhận đủ lượng oxy cần thiết và gây cảm giác chóng mặt, đau đầu cho người bệnh. Cần chú ý và thăm khám ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên. Nhiều người khi tự nhiên bị chóng mặt, buồn nôn hoặc đi lại khó khăn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

– Khó thở hoặc tim đập nhanh

Một nghiên cứu về những khác biệt giới đối với bệnh đột quỵ cho thấy khi bị đôt quỵ, phụ nữ thường dễ mắc các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh.

– Nấc cụt

Đây cũng là một dấu hiệu đột quỵ thường gặp ở phụ nữ.

2. Cần làm gì gặp các trường hợp nghi ngờ đột quỵ?

2.1 Những điều cần làm

Khi nghi ngờ có người bị đột quỵ, việc cần làm đầu tiên là ngay lập tức gọi cấp cứu 115. Bởi khoảng 3 – 4,5 giờ đầu được coi là “thời gian vàng”, rất có ý nghĩa trong việc cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Sau đó, để người bệnh nằm yên, nghiêng đầu về một bên nếu họ nôn. Làm như vậy có thể giúp tránh việc chất nôn đi vào phổi.

Quan sát xem người bị đột quỵ tỉnh hay hôn mê để xử trí phù hợp:

– Nếu người bị đột quỵ nhưng vẫn tỉnh hoặc lơ mơ, hoặc hôn mê nhưng vẫn thở bình thường, hãy nói chuyện và trấn an họ, nhắc họ hít sâu và thở chậm. Trường hợp người bệnh bị ói mửa, cần nghiêng đầu sang một bên, sau đó lấy hết chất ói mửa từ mũi và miệng.

– Nếu người đột quỵ bị ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo nhằm cung cấp oxy cho não và kéo dài thời gian.

Khi xe cấp cứu đến, hãy đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để xác định tình trạng bệnh và có phương án cấp cứu, điều trị phù hợp.

Cần làm gì khi thấy người có biểu hiện đột quỵ?

Khi thấy người có dấu hiệu đột quỵ, cần gọi cấp cứu ngay và thực hiện sơ cứu kịp thời.

2.2 3 “KHÔNG” khi sơ cứu đột quỵ

Bên cạnh những việc cần làm, bạn cần lưu ý một số việc KHÔNG NÊN LÀM đối với bệnh nhân đột quỵ gồm:

– Xoa bóp, bấm huyệt, chọc kim 10 đầu ngón chân, ngón tay, cạo gió. Những mẹo dân gian này này sẽ kích thích gây đau và vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

– Tự ý cho bệnh nhân uống các loại thuốc, đặc biệt là thuốc huyết áp khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì

Theo các chuyên gia, nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong do đột quỵ và hạn chế các di chứng của bệnh. Vì vậy, hãy nắm vững các tín hiệu cảnh bảo và cách sơ cứu đúng để giúp bảo vệ tính mạng cho bản thân, người thân và cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital