Cẩm nang thông tin: những thông tin cần biết về sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối thường gặp ở trẻ từ 5 đến 36 tháng tuổi. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thời gian này sức đề kháng của trẻ còn yếu. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tương trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nếu không.

1. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh khi bị sốt phát ban sẽ xuất hiện hiện tượng người nóng, sốt cao khoảng 38 độ và trên người nổi các đốm nhỏ màu đỏ li ti trên da. Khi được nghỉ ngơi và uống thuốc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng phương pháp.

Phát ban đỏ và phát ban đào là hai loại phát ban thường gặp nhất ở trẻ nhỏ:

– Ban đào là loại ban do virus rubella gây ra: Khi bị ban đào thì những vết ban đỏ thường dày và có màu nhạt hơn ban sởi. Virus này khá lành tính nhưng chỉ với trẻ em, đối với phụ nữ mang thai thì đặc biệt nguy hiểm.

– Ban đỏ do virus sởi: Khi bị ban đỏ những vết ban thường có màu đậm, gồ lên mặt da, khi hết cũng sẽ có thể để lại những vết thâm trên da. Thường gọi là “vằn da hổ”.

Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, nếu dùng chung đồ cá nhân của nhau. Chẳng hạn như, một đứa bé đang khỏe mạnh khi dùng chung cốc với trẻ bị phát ban thì có thể lây nhiễm. Bệnh không lây truyền qua không khí, giao tiếp.

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối thường gặp ở trẻ từ 5 đến 36 tháng tuổi. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thời gian này sức đề kháng của trẻ còn yếu

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối thường gặp ở trẻ từ 5 đến 36 tháng tuổi vì thời gian này sức đề kháng của trẻ còn yếu

2. Dấu hiệu cho biết trẻ đang bị sốt phát ban

Đối với mọi đứa trẻ nhất là trẻ sơ sinh, dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là việc trẻ quấy khóc, khó chịu, không chịu ăn uống. Kèm theo đó là trẻ có dấu hiệu sốt cao, có thể đi kèm việc ho, chảy mũi liên tục, mắt đỏ, cơ thể sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ, chỉ hết sau khi hết sốt từ 2 – 3 ngày. Ban sẽ xuất hiện đầu tiên ở khu vực cổ, rồi sau đó là lưng, tứ chi. Một số triệu chứng khác đi kèm như: tiêu chảy, ho,…

Trẻ có thể gặp một số biến chứng khác nguy hiểm hơn như là: viêm phổi ở trẻ em, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu, nặng nhất là viêm não.

Sốt cao và quấy khóc là những biểu hiện đầu tiên để cha mẹ biết con đang bị sốt phát ban

Sốt cao và quấy khóc là những biểu hiện đầu tiên để cha mẹ biết con đang bị sốt phát ban

3. Điều trị sốt phát ban cho trẻ thế nào?

Nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban nhưng chưa thể ngay lập tức đưa đến bệnh viện thì hãy sử dụng một số cách sau:

– Sử dụng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm lau khu vực nách, bẹn và trán của trẻ để hạ nhiệt cơ thể. Tuyệt đối không dùng nước lạnh vì sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt, tình trạng có thể nguy hiểm hơn.

– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ, nếu không có dấu hiệu giảm sốt thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

-Thay quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi cho trẻ để tạo cảm giác thoải mái..

– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt của người lớn, cần phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nhi.

4. Phân biệt sốt phát ban xuất hiện ở trẻ sơ sinh với bệnh sởi

Sởi và sốt phát ban cần phải được phân biệt vì hai bệnh này có dấu hiệu tương tự nhau, khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn. Mỗi bệnh thì có một cách can thiệp khác nhau, nên việc phân biệt rõ là vô cùng quan trọng.

Để phân biệt cha mẹ nên căn cứ vào giai đoạn toàn phát. Bởi sởi và sốt phát ban khi bắt đầu thì sẽ có sự khác nhau rõ rệt:

– Sốt phát ban: nhiệt độ cơ thể sẽ không quá cao, trẻ sốt nhẹ, những vết ban có màu hồng sáng, mịn và không bị gồ lên bề mặt da. Ban nổi toàn thân nhưng không theo quy luật nào mà mọc lộn xộn. Sau khi khỏi bệnh không để lại vết thâm trên da.

– Sởi sẽ khác sốt phát ban, tình trạng của trẻ khi bị sởi sẽ sốt cao đột ngột. Ban xuất hiện trên da li ti không gồ lên da, sau khi hết sởi sẽ để lại những vết thâm.

5. Lưu ý cho cha mẹ khi con trẻ bị sốt phát ban

Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh khi trẻ bị sốt phát ban là điều không cần thiết vì bệnh này do virus gây ra, trẻ em khi bị sốt phát ban thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Hạ nhiệt sốt đúng cách, để thân nhiệt trẻ dần dần giảm xuống, không dùng nước đá để hạ đột ngột.

– Cho trẻ vệ sinh mũi bằng khăn mềm và nước muối loãng không nên dùng các loại thuốc ho thảo dược để giảm ho và đau họng cho trẻ.

– Chọn quần áo mỏng, rộng rãi, có chất liệu mềm, thoáng để mặc cho trẻ khi bị sốt.

– Không để điều hoà quá lạnh hoặc quạt gió mạnh thốc thẳng vào người của bé.

– Để bé nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ để nhanh chóng hồi phục.

– Không để trẻ tiếp xúc với nhiều người và các trẻ khác để có thể tránh lây lan bệnh cho những người xung quanh.

Thăm khám sớm và điều trị kịp thời để trẻ nhanh chóng khỏe lại tránh gặp những biến chứng khó lường bạn nhé

Thăm khám sớm và điều trị kịp thời để trẻ nhanh chóng khỏe lại tránh gặp những biến chứng khó lường bạn nhé

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã phần nào hiểu hơn về sốt phát ban xuất hiện ở trẻ sơ sinh rồi. Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể có thêm thông tin cho cẩm nang chăm sóc sức khỏe con trẻ bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital