Cách điều trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm phế quản là một bệnh khá phổ biến, cả trẻ con và người lớn đều có thể mắc căn bệnh này. Trẻ em khi bị viêm phế quản cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng, cần phải điều trị tại viện, nhưng nếu bệnh ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ. Vậy cách điều trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ như thế nào?

1. Phương pháp điều trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ

1.1. Điều trị viêm phế quản tại nhà bằng phương pháp nội khoa

Không phải trường hợp viêm phế quản nào cũng được kê đơn thuốc giống nhau. Liều lượng, cách dùng, các loại thuốc kết hợp cũng khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh. Thông thường khi trẻ bị viêm phế quản sẽ có những loại thuốc sau:

Thuốc giãn phế quản: Dành cho những trường hợp trẻ bị viêm phế quản co thắt hoặc đã chuyển biến thành hen phế quản nhưng không quá nặng. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giãn phế, giúp đường thở không bị co lại, trẻ sẽ dễ thở hơn. Thuốc giãn phế dành cho trẻ em có thể ở dạng hít (phun sương), khí dung hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, không ưu tiên thuốc uống vì có thể có nhiều tác dụng phụ. Khi dùng loại thuốc này tại nhà, phụ huynh cần đảm bảo trẻ được dùng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.

điều trị viêm phế quản tại nhà

Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc tại nhà theo đúng căn dặn của bác sĩ

– Thuốc kháng viêm: trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản, steroid sẽ được dùng để làm giảm tình trạng sưng viêm của phế quản, cải thiện tình trạng thở khó nhờ tác dụng giảm sưng nề.

– Thuốc kháng sinh. Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn hoặc viêm phế quản bội nhiễm thì việc dùng kháng sinh để điều trị là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đây là thuốc buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không được tùy tiện cho trẻ uống.

– Thuốc long đờm: Thuốc này có tác dụng đẩy nhanh quá trình long đờm ra khỏi đường thở của trẻ, khiến trẻ nhanh khỏi hơn. Đa phần trẻ sau khi uống long đờm sẽ có cảm giác ho nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là cơ chế phản ứng của cơ thể khi được được long ra ra ho giúp đờm được tống ra ngoài.

– Thuốc giảm ho: được chỉ định trong một số trường hợp trẻ ho quá nhiều khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và không ăn uống được nhiều. Loại thuốc này không được bác sĩ kê nhiều vì có thể làm cho bệnh của trẻ lâu khỏi hơn khi không tống được đờm ra bên ngoài cơ thể.

1.2. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản tại nhà bằng các loại thực phẩm tự nhiên

– Quả mơ

Đây là loại quả có vị chua, có tác dụng làm giảm ngứa rát họng, giảm khản tiếng, giảm ho. Mơ ngâm đường tạo ra loại siro ho có khả năng kháng khuẩn tốt nên dùng để hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất có hiệu quả.

điều trị viêm phế quản tại nhà

Có rất nhiều thực phẩm thiên nhiên có thể hỗ trợ chữa viêm phế quản

– Mật ong

Với những trẻ em trên 1 tuổi, dùng mật ong để hỗ trợ khi bị viêm phế quản rất công hiệu. Mật ong là loại kháng sinh tự nhiên, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Không chỉ thế, trong mật ong có chất giúp kích thích tái tạo tế bào, thúc đẩy làm lành các tổn thương của niêm mạc phế quản.

Thêm vào đó, mật ong có nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ.

Có thể dùng mật ong ngâm với chanh đào, đường phèn hoặc nấu canh trứng mật ong cho trẻ dùng hàng ngày để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

– Gừng

Là loại thực phẩm được biết đến như một phương thuốc để chữa các bệnh đường hô hấp. Gừng có đặc tính chống viêm nhiễm và nâng cao hệ miễn dịch nên sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Cách sử dụng gừng là thái lát ngâm với mật ong cho trẻ uống hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt rồi nấu với mật ong cho đến khi keo lại rồi hòa tan với nước ấm uống mỗi ngày.

– Củ cải trắng

Củ cải trắng có vị cay nhưng hàn tính, rất thích hợp để hỗ trợ trẻ mắc các vấn đề về hô hấp hoặc tiêu hóa. Có nhiều cách để chế biến món củ cải trắng thành thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ. Có thể gọt vỏ, cắt nhỏ nấu chín rồi cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều, ngày ăn hai lần trong vòng 7 ngày là sẽ thấy hiệu quả.

– Tỏi

Trong tỏi có một lượng nhỏ lưu huỳnh, có khả năng làm gián đoạn hoạt động của vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn bám vào các mô tế bào của cơ thế. Tỏi không những điều trị được bệnh mà còn có khả năng phòng chống bệnh. Cha mẹ nên cho con dùng tỏi khi bệnh viêm phế quản để trẻ mau khỏi.

Có thể nghiền nát tỏi để ngâm với mật ong rồi cho trẻ uống ngày 3 lần. Với những trẻ lớn có thể cho trẻ nhai cả xác tỏi để tăng cường hiệu quả.

– Nghệ

Nghệ cũng là loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ làm lành nhanh các niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm. Lưu ý không cho trẻ uống khi đói và không phù hợp với những trẻ bị tăng bạch cầu hoặc bệnh vàng da.

2. Những gì cha mẹ cần lưu ý khi điều trị viêm phế quản cho trẻ tại nhà?

Với những trường hợp trẻ bị viêm phế quản không quá nặng, thường bác sĩ sẽ chỉ định cho điều trị tại nhà với những đơn thuốc cụ thể. Cha mẹ cần lưu ý những điểm sau khi cho con điều trị viêm phế quản tại nhà:

– Thực hiện đúng những căn dặn và đơn thuốc của bác sĩ chỉ định.

điều trị viêm phế quản tại nhà

Nên cho trẻ đi khám nếu bị viêm phế quản, không tự ý điều trị bệnh tại nhà

– Nhỏ mũi, súc miệng cho trẻ thường xuyên để làm giảm các triệu chứng như ngạt, sổ mũi, đau rát họng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

– Bảo vệ, cách ly không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, nhất là khi ở trong phòng kín.

– Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể của trẻ

– Luôn lau dọn, giữ vệ sinh phòng ốc và không gian sinh hoạt của trẻ, thay chăn ga gối thường xuyên.

– Bổ sung dinh dưỡng cần thiết và đa dạng để trẻ tăng cường sức khỏe

– Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu không bình thường hoặc có xu hướng tăng nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế để được xử trí.

Trên đây là những thông tin dành cho cha mẹ khi có con được điều trị viêm phế quản tại nhà. Hi vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp, sẽ hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital