7 Biểu hiện viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trong những năm đầu đời, trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ có thể biến chứng nếu điều trị không kịp thời. Để điều trị viêm phế quản hiệu quả, nhận biết sớm bệnh lý này là rất cần thiết. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ 7 biểu hiện viêm phế quản phổ biến nhất và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý này. Đừng bỏ lỡ, bố mẹ nhé!

1. Viêm phế quản và một số thông tin khái quát quan trọng

1.1. Nguyên nhân phát sinh viêm phế quản là virus và vi khuẩn

Phế quản – một bộ phận cấu thành hệ hô hấp, là một ống dẫn truyền không khí từ mũi, họng xuống phổi lớn. Theo đó, khi niêm mạc phế quản nhiễm trùng, sưng, phù nề, khiến phế quản tắc nghẽn, trẻ được xác định là mắc viêm phế quản.

Theo chuyên gia, nguyên nhân phát sinh chính của tình trạng nhiễm trùng, sưng, phù nề niêm mạc phế quản hay nguyên nhân phát sinh chính của viêm phế quản là virus và vi khuẩn. Trong đó, virus gây viêm phế quản thường là Respiratory Syncytial virus (RSV), Influenza virus, Rhinovirus,… và vi khuẩn gây viêm phế quản thường là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,… Ngoài virus, vi khuẩn, phế quản cũng có thể viêm do các tác nhân tiêu cực từ môi trường khác, như khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, bụi, hóa chất độc hại,… là những ví dụ điển hình.

Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây viêm phế quản.

Viêm phế quản có thể phát sinh do Streptococcus pneumoniae.

1.2. Viêm phế quản có thể biến chứng đến viêm phổi, viêm cơ tim

Viêm phế quản có nhiều biến chứng tiềm ẩn. Biến chứng viêm phế quản hầu hết là liên quan đến hô hấp. Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể gây ra những bất thường về tuần hoàn. Cụ thể, dưới đây là một số biến chứng viêm phế quản tiêu biểu mà bố mẹ nên biết:

Viêm tai giữa (otitis media): Là biến chứng phát sinh khi virus, vi khuẩn gây viêm phế quản tấn công tai giữa, thông qua ống Eustachian. Khi bị biến chứng viêm tai giữa, trẻ thường có các triệu chứng đau đầu, đau tai, suy giảm thính lực, suy giảm khả năng thăng bằng,…

– Viêm xoang (sinusitis): Là biến chứng phát sinh khi virus, vi khuẩn gây viêm phế quản di chuyển đến xoang, làm xoang phát sinh tình trạng tương tự như phế quản.

– Viêm phổi (pneumonia): Là một biến chứng vừa phổ biến vừa nguy hiểm của viêm phế quản. Khi bị biến chứng viêm phổi, trẻ thường sốt cao, ho dữ dội, khó thở, đau tức ngực,…

Hen phế quản (asthma): Viêm phế quản ở một số trẻ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử hen phế quản hoặc dị ứng đường hô hấp, có thể phát triển thành hen phế quản.

– Căng phế quản: Viêm phế quản kéo dài, không điều trị có thể đưa tới tình trạng sưng, phù nề, co thắt phế quản, làm trẻ khó thở, suy giảm chức năng hô hấp. Tình trạng này được gọi là căng phế quản.

– Viêm cơ tim (rheumatic heart disease): Viêm phế quản kéo dài, không điều trị cũng có thể tiến triển đến viêm cơ tim. Lúc này, trẻ sẽ nhiễm trùng và suy giảm chức năng cơ tim.

2. 7 biểu hiện viêm phế quản ở trẻ nhỏ bố mẹ cần lưu ý

Viêm phế quản có 7 biểu hiện phổ biến. 5 trong số chúng là biểu hiện liên quan đến hô hấp, 2 biểu hiện còn lại là biểu hiện toàn thân. Không phải trẻ viêm phế quản nào cũng có đủ 7 biểu hiện đó. Tùy thuộc nguyên nhân phát sinh và tình trạng sức khỏe của trẻ, viêm phế quản ở mỗi trường hợp sẽ biểu hiện khác nhau.

– Ho: Ho được đánh giá là triệu chứng chính của viêm phế quản. Ho do viêm phế quản có hai dạng. Thứ nhất là ho khan và thứ hai là ho đờm.

– Chảy mũi, nghẹt mũi: Viêm phế quản thường đi kèm viêm mũi nên trẻ bị viêm phế quản thường có triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, rất khó chịu.

– Khó thở: Trẻ bị viêm phế quản có thể sẽ cảm thấy khó thở, do lúc này, phế quản trẻ nhiễm trùng, sưng, phù nề và tắc nghẽn.

– Thở rít, thở khò khè: Cũng do phế quản nhiễm trùng, sưng, phù nề và tắc nghẽn, trong quá trình gắng sức hô hấp, trẻ bị viêm phế quản có thể sẽ thở rít, thở khò khè.

– Đau, tức ngực: Triệu chứng đau, tức ngực có thể xuất hiện khi trẻ bị viêm phế quản ho hoặc thở sâu.

– Sốt, ớn lạnh: Nếu bị viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn, trẻ thường sốt, ớn lạnh.

– Mệt mỏi: Khi bị viêm phế quản, trẻ thường mệt mỏi do khả năng hô hấp bị hạn chế. Vì mệt mỏi nên trẻ bị viêm phế quản thường quấy khóc.

Mệt mỏi, quấy khóc là biểu hiện viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Viêm phế quản có thể khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.

3. Trẻ bị viêm phế quản: không tự ý điều trị tại nhà

Viêm phế quản không được điều trị hoặc được điều trị nhưng không đúng phương pháp thường biến chứng. Chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện viêm phế quản, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất. Tại đó, sau thăm khám, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ, tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nặng – nhẹ của viêm phế quản.

– Nếu viêm phế quản ở trẻ có nguyên nhân phát sinh là virus: Chuyên gia sẽ chỉ định trẻ sử dụng các thuốc hạn chế triệu chứng như thuốc chống viêm, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,…

– Nếu viêm phế quản ở trẻ có nguyên nhân phát sinh là vi khuẩn: Chuyên gia sẽ chỉ định trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, các thuốc hạn chế triệu chứng như trên cũng sẽ được chuyên gia chỉ định cho trẻ.

Khi trẻ có biểu hiện viêm phế quản, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Trẻ bị viêm phế quản nên được điều trị với chuyên gia.

Đồng thời với việc sử dụng thuốc, để trẻ bị viêm phế quản nhanh hồi phục, bố mẹ phải cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước và nghỉ ngơi đủ thời gian.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ 7 biểu hiện viêm phế quản và nhiều thông tin hữu ích cơ bản khác về bệnh lý viêm đường hô hấp này. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp về viêm phế quản, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital