Biểu hiện bệnh viêm dạ dày không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm dạ dày là bệnh lý không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Trung bình cứ khoảng 1000 người lại có 8 người có biểu hiện bệnh viêm dạ dày. Vậy các triệu chứng khi mắc bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu mắc bệnh, điều này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm.

1. Khái niệm cơ bản cần biết về bệnh viêm dạ dày

Biểu hiện bệnh viêm dạ dày ở mỗi người đều không giống nhau. Trước khi tìm hiểu về vấn đề này chúng ra cần hiểu rõ hơn về khái niệm viêm dạ dày. Bệnh viêm dạ dày là tình trạng trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, viêm sưng. Những tổn thương ngày một lớn dần không chỉ gây viêm mà còn có thể gây chảy máu. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và dần có xu hướng trẻ hóa.

Viêm dạ dày là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm dạ dày là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Biểu hiện bệnh viêm dạ dày thường gặp

Để có các biện pháp chữa bệnh kịp bạn cần hiểu rõ những thay đổi của cơ thể và biểu hiện của bệnh viêm dạ dày. Một số trường hợp bệnh không có biểu hiện rõ ràng vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.

2.1 Biểu hiện bệnh viêm dạ dày rõ ràng nhất là đau vùng thượng vị

Người bệnh thường thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng trên. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng viêm loét. Ở mỗi người cơn đau có thể diễn ra trong vài phút thậm chí lên tới vài giờ đồng hồ.

2.2 Ợ nóng, ợ chua

Ợ nóng, ợ chua cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp khi bị viêm dạ dày. Tuy các dấu hiệu này không gây đau đớn nhưng cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân do dạ dày hoạt động không tốt khiến thức ăn không được tiêu hóa tạo thành hơi đẩy lên họng gây ợ chua.

2.3 Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện bệnh viêm dạ dày

Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa vì vậy khi bộ phận này gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

2.4 Sụt cân, mất ngủ

Những người bị bệnh tiêu hóa thường có xu hướng giảm cân. Lý do là khi dạ dày bị viêm sẽ cản trở cơ thể hấp thu dinh dưỡng dẫn tới sụt cân. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm cũng khiến người bệnh mất ngủ, dẫn tới suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh.

Tùy theo thể trạng của từng người và mức độ viêm loét mà triệu chứng có thể xuất hiện nhiều hoặc ít hơn. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh mà cần thăm khám và điều trị ngay.

Ợ hơi là biểu hiện bệnh viêm dạ dày

Ợ hơi là biểu hiện bệnh viêm dạ dày

3. Những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày hàng đầu

Bệnh viêm dạ dày có thể do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Biết rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng bệnh dễ dàng hơn.

3.1 Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP với tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh về hệ tiêu hóa. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong lớp dịch nhầy. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây viêm loét dạ dày.

3.2 Viêm dạ dày tự miễn

Một số trường hợp viêm dạ dày do sự rối loạn trong hệ miễn dịch của người bệnh. Cơ thể tự sản sinh kháng thể và tấn công các tế bào niêm mạc khỏe mạnh của mình.

3.3 Tác dụng phụ khi lạm dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau khi gặp những cơn đau nhức thông thường. Nếu sử dụng trong thời gian dài vô tình sẽ khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trong đó có dạ dày.

3.4 Stress

Các trạng thái tinh thần tiêu cực như: Lo lắng, buồn phiền, giận dữ có thể gây kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị. Tình trạng này làm mất cân bằng giữa nhóm bảo vệ và tấn công khiến dạ dày bị tổn thương.

3.5 Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ

Thói quen ăn uống không đúng giờ bỏ bữa, ăn quá no,…là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới dạ dày. Bên cạnh đó việc ăn uống các loại thức ăn gây kích thích dạ dày cũng là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp mắc bệnh.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn như: Nhiễm ký sinh trùng,  tiếp xúc hóa chất, bệnh HIV/AIDS, bệnh Crohn,…

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Một số biến chứng xảy ra khi bị bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày được đánh giá là bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên mọi người không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện bệnh bạn cần điều trị ngay để hạn chế xảy ra biến chứng.

4.1 Hẹp môn vị

Biến chứng này xảy ra làm hạn chế đường quá trình lưu thông của thức ăn và gây tắc nghẽn. Biểu hiện là người bệnh thường đau bụng dữ dội, nôn ói, nôn ra thức ăn cũ có mùi hôi thối khó chịu.

4.2 Thủng dạ dày

Các vết loét theo thời gian sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày và gây ra vết thủng. Người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng đờ,…Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

4.3 Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết hệ tiêu hóa cũng là một trong các biến chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm dạ dày. Dấu hiệu là người bệnh có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Tình trạng này nếu không can thiệp sớm có thể dẫn tới thiếu máu, suy nhược cơ thể.

4.4 Ung thư dạ dày

Không cần phải giới thiệu thì ai cũng biết ung thư là bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu viêm dạ dày mạn tính kéo dài có thể dẫn tới ung thư. Một số trường hợp ung thư diễn ra âm thầm không có dấu hiệu cảnh báo rõ rệt khiến người bệnh phát hiện khi đã quá muộn.

5. Điều trị viêm dạ dày ra sao?

Sau khi xác định được nguyên nhân chính gây bệnh và mức độ viêm loét bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị. Phương pháp được các bác sĩ áp dụng phổ biến nhất là điều trị nội khoa. Thuốc Tây giúp cải thiện triệu chứng nhanh, hiệu quả chữa bệnh cao. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị là:

– Thuốc trung hòa acid dạ dày: Có tác dụng trung hòa lượng acid dịch vị và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương

– Thuốc ức chế histamin H2: Thuốc này thường sử dụng trong trường hợp bệnh nhân kháng thuốc trung hòa acid

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP vì vậy chỉ sử dụng khi bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP

– Thuốc bảo vệ niêm mạc của dạ dày: Tác dụng của thuốc là phục hồi niêm mạc bị tổn thương và tạo hàng rào bảo vệ dạ dày khỏi tác nhân xấu

Bên cạnh tác dụng điều trị thì thuốc Tây đôi khi sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các hiện tượng đó là bình thường và sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn gặp các khó chịu cực độ thì nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi loại thuốc. Trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý thay đổi hoặc dừng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất

Bài viết đã trang bị đầy đủ kiến thức về các biểu hiện bệnh viêm dạ dày. Mọi người cần ghi nhớ vì chúng giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện bệnh sớm. Dù là bất cứ bệnh lý nào thì việc điều trị sớm sẽ tốt hơn nhiều so với việc phát hiện và điều trị bệnh khi đã muộn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital