Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng vẫn có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu về những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng sau điều trị dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng và những ưu điểm
1.1. Tìm hiểu phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là gì?
Nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp bác sĩ sử dụng một ống nội soi đi từ niệu đạo lên bàng quang và niệu quản. Thiết bị tán sỏi tiếp cận với vị trí viên sỏi. Sau đó, bác sĩ sử dụng năng lượng laser phát ra từ thiết bị để phá vụn viên sỏi. Tiếp đó, bác sĩ sẽ thao tác gắp những vụn sỏi đưa ra ngoài cơ thể.
Nội soi tán sỏi ngược dòng áp dụng tán sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới và đoạn ⅓ trên đối với nam giới. Đối với nữ giới có thể áp dụng tán được sỏi ở vị trí cao hơn, ngang đốt sống L3, L4.
1.2. Những ưu điểm của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là gì?
– Tán được nhiều loại sỏi, tán được sỏi có kích thước lớn và ở nhiều vị trí khác nhau. Tỷ lệ tán sạch sỏi của phương pháp này khá cao chỉ trong 1 lần thực hiện.
– Tán sỏi theo đường tự nhiên của cơ thể nên hoàn toàn không mổ, không có sẹo.
– Không đau do quá trình tán sỏi người bệnh được gây tê. Suốt quá trình tán sỏi người bệnh hoàn toàn thoải mái, tỉnh táo.
– Ít chảy máu, không tổn thương thận do năng lượng laser chỉ tác động đến viên sỏi.
– Thời gian tán sỏi diễn ra nhanh, sau tán sỏi người bệnh nhanh phục hồi.
Hiện nay, khi hầu hết các bệnh nhân thăm khám định kỳ phát hiện ra sỏi tiết niệu. Khi đó kích thước viên sỏi chưa quá lớn thì tán sỏi nội soi ngược dòng luôn là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ để tiến hành điều trị cho người bệnh.
Đây là kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao do đó cần được thực hiện ở bệnh viện lớn. Kỹ thuật phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm. Đồng thời có sự hỗ trợ tối đa bởi trang thiết bị, máy móc y tế đồng bộ và hiện đại. Nếu thực hiện không đảm bảo có thể dẫn đến những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng.
3. Tìm hiểu quy trình tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Thông thường, tán sỏi nội soi ngược dòng sẽ gồm thứ tự các bước sau:
– Bệnh nhân thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu. Sau đó được chỉ định làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sỏi. Nếu bệnh nhân đáp ứng được với phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng, có thể thực hiện nay.
– Bệnh nhân được sắp xếp thực hiện tán sỏi tại phòng mổ bệnh viện.
– Bệnh nhân được bác sĩ gây mê tiến hành gây tê tủy sống trước khi thực hiện tán sỏi.
– Bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn nằm ở tư thế sản khoa. Bác sĩ tiến hành luồn ống nội soi vào niệu đạo dưới hướng dẫn của camera hiển thị hình ảnh trên màn hình. Từ niệu đạo, thiết bị nội soi tán sỏi tiến ngược lên trên trong hệ tiết niệu để tiếp cận với vị trí viên sỏi cần tán.
– Sau khi thiết bị đã tiếp cận chính xác vị trí sỏi cần tán, năng lượng laser được sử dụng để phá vỡ viên sỏi.
– Sau khi sỏi được tán vỡ, bác sĩ tiến hành bơm rửa hút sỏi đưa ra khỏi cơ thể.
– Tiếp đó, bác sĩ tiến hành đặt 2 ống sonde JJ ở niệu quản để hạn chế tình trạng tắc nghẽn nước tiểu sau tán sỏi. Sonde này sẽ được rút ra sau từ 3 đến 5 ngày.
– Sau tán sỏi, người bệnh theo dõi tại viện trong khoảng từ 1 đến 2 ngày là có thể ra viện.
4. Những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra
Tán sỏi nội soi ngược dòng cũng có thể xảy ra những biến chứng sau:
4.1. Bệnh nhân sau tán sỏi bị đau nhiều – Biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng thường thấy
Dẫn đến biến chứng này có thể do thao tác của bác sĩ chưa được nhẹ nhàng. Ống nội soi cọ xát mạnh vào thành bàng quang gây đau nhiều sau tán sỏi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau do nước tiểu từ bàng quang trào ngược lên thận trong quá trình đi tiểu. Nếu người bệnh có biểu hiện đau dữ dội sau tán sỏi cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
4.2. Sót mảnh vụn sỏi sau tán sỏi
Dẫn đến biến chứng này có thể do độ cứng hoặc kích thước của viên sỏi. Sau tán sỏi những vụn nhỏ này không thoát được theo đường tiểu. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giúp tan sỏi, hỗ trợ đào thải vụn sỏi ra khỏi cơ thể.
4.3. Tổn thương niệu quản – Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng nguy hiểm
Trong quá trình thực hiện tán sỏi có thể khiến niêm mạc niệu quản bị xước hoặc nặng hơn là thủng, hẹp hoặc thậm chí đứt niệu quản. Biến chứng nặng nề này chủ yếu sẽ xảy ra do trình độ của bác sĩ khiến thao tác không chuẩn.
4.4. Nhiễm trùng và đi tiểu ra lẫn máu – Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng hay xảy ra
Biến chứng này nhiều bệnh nhân gặp phải. Đây là biến chứng khá đơn giản, người bệnh có thể điều trị bằng việc uống kháng sinh và bổ sung cho cơ thể nhiều nước.
5. Phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phát sau thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng
Đặc điểm của bệnh sỏi tiết niệu là có thể tái phát. Do đó, sau thực hiện tán sỏi người bệnh cần hình thành thói quen thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra sỏi. Khi sỏi còn nhỏ việc điều trị cũng sẽ thuận lợi và đỡ tốn kém hơn.
Ngoài ra, việc tái phát sỏi còn liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để phòng tái phát sỏi tiết niệu cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống thật khoa học và hợp lý.
Như vậy, điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi nội soi ngược dòng rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp tán sỏi nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra do trình độ bác sĩ không đảm bảo cũng như trang thiết bị y tế chưa đáp ứng. Do đó, để không xảy ra những biến chứng đáng tiếc, người bệnh cần chủ động lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.